Trong chương trình toán phổ thông, học sinh nhiều lần “ làm quen " với khái niệm diện tích đa giác. Từ cuối cấp I học sinh đã biết các công thức tính điện tích tam giác và diện tích các tứ giác dạng đặc biệt. Không ít các bài toán lý thú về diện tích đa giác dành cho học sinh giỏi toán bậc tiểu học đều dựa vào những công thức đó để tính toán Đến lớp 8, rồi lớp 10, khi học sinh biết dùng phương pháp suy diễn để xây dựng các công thức tính diện tích các đa giác và nhờ có thêm một loạt công cụ mới (các đoạn thẳng tỷ lệ, các tam giác đồng dạng, các tỷ số lượng giác trong một tam giác vuông, các đẳng thức và bất đẳng thức, định lý hàm số sin và định lý hàm số côsin... ) thì các bài toán về diện tích đa giác càng trở nên phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn. Bởi vậy, có thể tìm thấy các biểu thức nêu lên mối quan hệ giữa diện tích đa giác với số đo các yếu tố của nó (cạnh, góc, các đường trong đa giác), quan hệ của điện tích 2 đa giác với tỷ số của số đo các yếu tố của chúng, quan hệ giữa diện tích đa giác được phân chia ra với diện tích các đa giác thành phần… Các Bài Toán Về Diện Tích Đa Giác NXB Hải Phòng 1992 Nguyễn Để 203 Trang File PDF-SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/C857D120B9E1BB8/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1