Đại Cương Về Cổ Vật Ở Việt Nam (NXB Đại Học Văn Hóa 2004) - Nguyễn Thị Minh Lý, 457 Trang

Discussion in 'Khảo Cổ Học' started by captionseo99, Dec 8, 2020.

  1. captionseo99

    captionseo99 Member

    [​IMG]
    Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Hàng ngàn năm ấy là cả một bề dày lịch sử đầy vẻ vang chói lọi và những lúc thăng trầm. Tổ tiên đã để lại cho các thế hệ chúng ta ngày nay những di sản vô cùng quý báu, đó là những di sản vật thể hay phi vật thể hoặc các di sản tự nhiên hùng vĩ, hấp dẫn nhân loại. Không những vậy, các di sản ấy ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định sự sáng tạo trong truyền thống, ghi dấu nền văn minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, đấu tranh gìn giữ và bảo vệ tổ quốc của các thế hệ Việt Nam trước đây. Không những vậy, di sản còn góp phần quan trọng trong việc khích lệ tinh thần và là niềm tự hào của các thế hệ cùng chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp, vững chắc. Chính vì thế, trong lời mở đầu của Luật Di sản văn hóa 2001 cho rằng: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [Luật Di sản văn hóa 2001]. Trong các loại hình di sản quý giá, rất nhiều người trên thế giới đặc biệt quan tâm đến loại hình cổ vật bởi nó có nhiều đặc trưng khá đặc biệt. Cổ vật là những vật thật, có thể cầm nắm, di chuyển, cân đo đong đếm và có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của một thời đại của một dân tộc hay riêng cá nhân nào đó tạo ra chúng. Cổ vật phản ánh lịch sử, cuộc sống, văn hóa của nhân loại, hay một địa phương, tộc người. Văn minh nhân loại, trình độ kỹ thuật cũng có thể phản ánh qua cổ vật. Cổ vật còn có giá trị kinh tế rất cao, thu hút nhiều người sưu tầm, nghiên cứu, buôn bán và cả trộm cắp cổ cổ vật ở nhiều nơi trên thế giới.
    • Đại Cương Về Cổ Vật Ở Việt Nam
    • NXB Đại Học Văn Hóa 2004
    • Nguyễn Thị Minh Lý, Đặng Văn Bài
    • 457 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=242971
    https://drive.google.com/file/d/19vAsi2emJAcS4kbfhDeUHqjfv9wAj8WL
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 10, 2022

Share This Page