Để đánh giá đầy đủ trào lưu dịch tiểu thuyết Trung Quốc rầm rộ sau khi chữ quốc ngữ trở nên thịnh hành, tác giả bài viết này đã lập một danh mục các bản dịch xuất bản thành sách (xin xem dưới đây) dựa theo thư mục đã in của Cordier và Boudet cũng như thư mục vi phim của bà C. Rageau bao gồm tất cả các tác phẩm bằng chữ quốc ngữ lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp từ khi thiết lập hệ thống lưu trữ mang tính pháp lý năm 1922 cho đến 1954. Những tài liệu này được bổ sung bằng một tập tiếp theo gồm tất cả các sách vở có trước 1922 của Thư viện quốc gia. Hơn thế, nhờ sự cộng tác với bà C. Salmon, tác giả bài này lại được tiếp xúc gián tiếp với các phiếu tư liệu của thư viện Pháp ghi các ấn phẩm xuất bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phiếu tư liệu của Viện nghiên cứu quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông. Thư mục, gồm 316 bản dịch (không kể sách tái bản) này chỉ ghi những tác phẩm đã xác định được nguyên tác. Hiển nhiên con số ở đây là rất nhỏ so với thực tế. Tuy vậy tác giả tin rằng nó đại diện trung thực cho trào lưu dịch thuật bắt đầu dấy lên vào quãng 1905 và kéo dài cho đến khi Nhật chiếm đóng. Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo nên một đứt đoạn rất rõ rệt trong hoạt động xuất bản, song thư mục này không tiêu biểu lắm cho con số thực các bản dịch, bản in lại những ấn phẩm trước Chiến tranh thế giới thứ hai và các bản dịch mới. Âm Thanh Kiếm NXB Mai Linh 1936 Điệp Hùng 272 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/8934ECCE71896B4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1