Bác Sĩ Cây Trồng Quyển 10-Quản Lý Tổng Hợp Dịch Hại Cây Trồng NXB Nông Nghiệp 2005 Mai Văn Quyền, Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa 102 TrangTrong công tác phòng chống dịch hại thì có rất nhiều biện pháp được đưa ra, từ các biện pháp thủ công, vật lý như chọn giống, bắt sâu, làm bẫy bả, cải tạo đất... đến biện pháp sử dụng thiên địch và cuối cùng là dùng thuốc trừ sâu (hoá học, sinh học, thảo mộc). Với các biện pháp thủ công như bắt sâu, làm bẫy thì chỉ mang tính hỗ trợ, làm giảm một phần thiệt hại. Còn biện pháp thường được áp dụng là sử dụng thuốc hoá học để đảm bảo năng suất cây trồng. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này lại xảy ra một số hạn chế: sâu kháng bệnh do nhờn thuốc, do phun không đúng liều lượng, đúng loại, không đúng cách và không đảm bảo thời gian cách ly nên bị tồn dư thuốc trên nông sản, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của con người và gây ô nhiễm môi trường. Như vậy là khi người nông dân áp dụng đơn lẻ các biện pháp này thì hiệu quả đạt được sẽ không được như mong muốn. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo là nên áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý dịch hại để đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (viết tắt: IPM) là gì? Các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp có vai trò như thế nào... Tất cả các vấn đề này sẽ được giải đáp kỹ lưỡng sau khi các bạn đọc cuốn sách mang tên "Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng" của tập thể cán bộ Nguyễn Mạnh Chinh, Mai Văn Quyển, Nguyễn Đăng Nghĩa. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Nông Nghiệp http://khcnthainguyen.vn/Portals/0/ThongtinKHCN/05_12_2014/File_goc/Quanlytonghopdichhaicaytrong.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1