Bài giảng Ngôn ngữ lập trình Maple (Đại Học Cần Thơ 2004) - Th.s Trương Quốc Bảo, 122 Trang

Discussion in 'Công Nghệ Thông Tin' started by quanh.bv, Oct 13, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Bài giảng Ngôn ngữ lập trình Maple
    Đại Học Cần Thơ 2004
    Th.s Trương Quốc Bảo
    122 Trang
    Đây là bài giảng do Ths. Trương Quốc Bảo trường ĐH Cần Thơ biên soạn (năm 2004), hướng dẫn chi tiết về phiên bản Maple 6.
    Lời giới thiêu

    Ngày nay, cùng với những thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người ta đã xây dựng nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công tác học tập và nghiên cứu. Một thực tiễn đã được biết từ lâu là những bài toán đặt ra trong thực tiễn thường không được giải quyết bằng những mẹo tính toán thủ công mà phải dùng đến năng lực tính toán của máy tính điện tử. Phần mềm tính toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đưa các tính toán phức tạp (cả phổ thông lẫn cao cấp) trở thành công cụ làm việc dễ dàng cho mọi người.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Toán học là thống nhất nên các phần mềm tính toán cũng có cấu trúc cơ bản giống nhau. Vì vậy, nếu biết sử dụng phần mềm toán học nào đó thì cũng dễ dàng sử dụng được các phần mềm khác. Phần mềm tính toán Maple đã làm cho việc giải các bài toán trở nên đơn giản và nhanh chóng góp phần làm tăng hiệu suất làm việc của chúng ta trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Maple là phần mềm do một nhóm các nhà khoa học của Canada thuộc trường đại học Waterloo làm ra với mục đích giải quyết mọi công việc liên quan đến tính toán.

    Tập tài liệu này chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản, rồi từ đó chúng ta có thể khám phá ra những khả năng tính toán và biểu diễn vô cùng phong phú của Maple. Điều cần lưu ý là việc sử dụng các phần mềm tính toán hiện đại không đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng lập trình cao cấp mà chỉ yêu cầu người sử dụng nắm vững các kiến thức lý thuyết cơ bản.Với Maple ta chỉ cần thực hiện những câu lệnh đơn giản chứ không phải như lập trình các ngôn ngữ khác trong tính toán. Thông qua hàm tính toán trong môi trường Maple, chúng ta rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính để giải quyết vấn đề cụ thể về toán học. Maple có khả năng tính toán trên số thực lẫn số phức, ngoài các hàm toán học dựng sẵn trong Maple về đủ mọi lĩnh vực: Lượng giác, giải tích, hình học, đại số tuyến tính, lý thuyết số, thống kê, đồ thị, phương trình vi phân và đạo hàm riêng,… Maple cũng cho phép thiết lập thêm các hàm hoặc thủ tục chuyên dụng theo mục đích của người sử dụng.
     

Share This Page