Để trở thành một con người có đạo đức - một con người có tình thương yêu rộng lớn - chúng ta không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào cả. Hàng ngàn năm nay chuẩn mực đạo đức đó đã tồn tại và tiếp tục tồn tại [trong các hệ thống tôn giáo lẫn thế tục]. Hiến pháp Ấn độ cũng dựa trên nền tảng căn bản của chuẩn mực đạo đức này. Hơn nữa, khi bàn về các chuẩn mực đạo đức ta không nhất thiết phải đề cập tới những khái niệm như “Niết bàn”. Đạo Phật phát triển dựa căn bản trên sự hiểu biết “cái đang tồn tại ở đây” và Phật giáo không tin vào bất cứ một Đấng Tạo Hóa , hay một vị thần nào cả. Trong khi đó các tôn giáo hữu thần lấy đức tin vào Thượng đế, Đấng Tạo Hóa, thần linh làm cơ sở căn bản. Đạo Phật và một số tôn giáo khác như Kỳ Na Giáo hoặc Ấn Độ Giáo (Hindu giáo) vô thần không tin vào Thượng Đế. Họ giải thích sinh tồn, vũ trụ bằng thuyết Nhân quả - mọi thứ đều do nhân duyên hợp thành. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa Đạo Phật và hai tôn giáo kia ở chỗ họ tin vào sự lệ thuộc (dependence) mà triết học Phật giáo không công nhận. Đạo Phật tin rằng những cảm xúc của chúng ta xuất hiện do nhân và duyên. Luật Nhân quả là cốt lõi của giáo lý Phật đà. Đức phật vì vậy đã dạy “Tứ Diệu đế” (Bốn Chân lý) với hai chân lý đầu tiên là “Khổ đế” và “Tập đế”. Hiểu nguyên lý đoạn diệt khổ chính là “Diệt đế”. Và con đường để thực hiện điều này là “Đạo đế”. Như vậy “Tứ Diệu đế” dựa hoàn toàn trên cơ sở của luật Nhân quả. Bài Thuyết Pháp Đức Đạt Lai Lạt Ma Tại Ladakh Tịnh Ngộ ghi âm, lama Raptan dịch Ladakh-Ấn, đạo hữu người Ấn, Riva, dịch Ấn-Anh, Hiếu Thiện ghi âm phần dịch tiếng Anh.) Việt dịch: Hiếu Thiện, hiệu đính: Dương Đạt (lama Đạt). Hà Nội, ngày 13.10.2010. 9 Trang File PDF Link Download https://thuvienhoasen.org/images/file/oE4fWJ1G0QgQAF8b/baithuyetphapcuaducdatlailatma-ladakh.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1