Trong số những công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, tác phẩm "Bản sắc văn hóa Việt Nam" của GS Phan Ngọc có một vị trí vô cùng đặc biệt. Đặc biệt vì đây là một trong số rất ít những quyển sách với mục tiêu xây dựng những khái niệm nền tảng, những phương pháp cơ bản cho ngành văn hóa nói chung và ngành nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói riêng để ngành này sớm trở thành một ngành khoa học độc lập. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm văn hóa riêng thể hiện qua lối sống, cách ứng xử và các hành vi giao tiếp khác. Người phương Tây khi giao tiếp thường bắt tay biểu hiện bàn tay không có vũ khí. Người phương Đông lại cúi đầu chào, gọi người khác là đại nhân (người lớn), tiên sinh (người sinh ra trước, hiểu biết nhiều như là người anh). Cái đó thuộc về bản sắc văn hóa vì nó chỉ có thể tìm thấy ở nơi này mà không thể tìm thấy ở nơi khác, nghĩa là cái đặc trưng của một cộng đồng người, của một tộc người biểu hiện ra ở từng cử chỉ, hoạt động sinh tồn của cá thể cũng như của cả cộng đồng. Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam NXB Văn Học 2010 Phan Ngọc Số trang: 550 PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Link download https://drive.google.com/file/d/1GLl57-C9pm7kiHO_d8VulDQFB_FVij-Jhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1