Gia đình tồn tại từ rất lâu trong lịch sử và đồng hành cùng với sự phát triển của nhân loại. Gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và sự bình ổn cho xã hội. Ngay từ xưa cho đến tận bây giờ, người ta đã gọi gia đình là một tổ ấm Nếu tổ ấm gia đình bao hàm ý nghĩa của một giá trị sống thì bạo lực gia đình chính là một sự sai lệch, nó biến tổ ấm gia đình thành một tổ “lạnh”. Bạo lực gia đình phá hoại mọi hệ thống giá trị của loài người, từ luật pháp cho đến các giá trị về đạo đức, nhân văn và tiến bộ xã hội. Bạo lực gia đình có nhiều dạng: bạo lực giới, bạo lực thế hệ. Cuốn sách Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị của đồng tác giả Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh chỉ đề cập đến dạng bạo lực giới trong gia đình mà người gây ra bạo lực chủ yếu là người chồng, còn nạn nhân chủ yếu là người vợ. Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Phần I: Bạo lực giới trong gia đình - những vấn đề lý luận và phương pháp luận Phần II: Bạo lực gia đình và bạo lực chống phụ nữ trong gia đình, một nghiên cứu can thiệp trong thực tiễn Phần III: Công tác phòng chống bạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam Bạo Lực Gia Đình - Một Sự Sai Lệch Giá Trị NXB Khoa Học Xã Hội 2007 Lê Thị Quý 411 Trang PDF-SCAN Link download http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/8298https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1