Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Của Đồng Bào Khmer Ở Kiên Giang - Lê Xuân Bảo

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by admin, Dec 25, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    (TCTG)- Để tiếp tục duy trì và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ nói chung và âm nhạc, sân khấu dân gian của đồng bào Khmer, ngành văn hoá đang phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc, Hội phật giáo, Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục tuyên truyền làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, trước hết là trong đồng bào dân tộc, trong thanh, thiếu niên là người Khmer về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần của bộ môn âm nhạc, sân khấu dân gian truyền thống đặc sắc riêng có của đồng bào.

    Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu long. Trong những năm qua, quán triệt Chỉ thị số 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về Công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Trung ưong 7 về công tác dân tộc, cấp uỷ các cấp ở Kiên Giang đã nhận thức sâu hơn tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc và sân khấu dân gian của người Khmer; thường xuyên chỉ đạo ngành văn hoá của tỉnh kết hợp với Ban Dân tộc và Hội Phật giáo tỉnh nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm giữ gìn, bảo tồn âm nhạc và sân khấu dân gian của người Khmer ở Kiên Giang.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Văn nghệ truyền thống của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu long và ở Kiên Giang có nhiều loại hình như múa, nhạc, sân khấu dân gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng vào những dịp Tết Chol chnăm Thmây, Lễ Đol ta, Ókombok, hoặc phục vụ đám cưới, mừng nhà mới..., như Răm vông (vòng tròn), Lăm leo, Saravan, gọi chung là múa Lâm thôn, phổ biến ở nông thôn từ trước đến nay. Khi tiếng trống, nhạc vang lên, từng đôi nam- nữ, già trẻ cùng uyển chuyển bước ra sân, hoà mình vào điệu múa tập thể. Nữ lượn múa 2 cánh tay ra trước ngực, nam dang cánh tay rộng ra như để che chở cho người bạn múa. Múa Lâm thôn động tác khá đơn giản, chỉ cần nhìn một chút là có thể múa theo được. Tuy vậy, phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định như: người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chắp tay chào nhau rồi trở về vị trí cũ.

    Ngoài điệu múa Lâm thôn, người Khmer còn có loại hình múa sân khấu cung đình, gọi là Rô băm. Trong Rô băm, múa là ngôn ngữ chính nên được gọi là kịch múa. Thông qua ngôn ngữ động tác, tính cách nhân vật được khắc hoạ, nội dung vở diễn được thể hiện. Rô băm là loại kịch múa cổ điển sân khấu cung đình của người Khmer xưa. Nếu Dù-kê có thể truyền tải những vấn đề của cuộc sống đương đại, thì Rô băm chuyên về diễn tả những “chuyện xưa tích cũ”. Sân khấu Rô băm ngoài động tác múa, còn dùng lời nói, lời hát để giải thích các tình tiết, sự kiện, hành động của diễn viên. Nội dung thường là tích cổ bên cạnh ca múa và sân khấu dân gian.

    Đồng bào Khmer còn có một loại nhạc cụ khác gọi là ngũ âm (còn gọi là Plêngpinpeat). Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm chỉ được đem ra phục vụ trong các đám cầu phước tại chùa, hoặc đám tang. Trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hoá, thời gian gần đây, dàn ngũ âm còn được mang ra phục vụ cho cả các dịp lễ hội quan trọng trong cộng đồng và các sự kiện chính trị xã hội ở địa phương.

    Phong trào văn nghệ quần chúng trong đồng bào Khmer đang được cấp uỷ các cấp, chính quyền và các đoàn thể phối hợp với ngành văn hoá quan tâm tạo điều kiện để hoạt động văn nghệ trong trong đồng bào Khmer phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 25 câu lạc bộ và đội văn nghệ Khmer tập trung ở các huyện Châu Thành, Kiên Lương, Gò Quao, Hòn Đất. Các câu lạc bộ văn nghệ chủ yếu sinh hoạt phục vụ tại chùa, cộng đồng xóm, ấp, ngoài ra còn tham gia biểu diễn phục vụ khách du lịch đến địa phương tham quan. Nhằm phát triển, nhân rộng phong trào văn hoá văn nghệ, hàng năm các huyện có đông đồng bào Khmer đều tổ chức liên hoan văn hoá, văn nghệ, nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con dân tộc, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ của người Khmer ở Kiên Giang. Thông qua các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, đã phát hiện tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nhiều hạt nhân có năng khiếu, triển vọng tuyển vào đoàn nghệ thuật Khmer. Trên hai sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên có chương trình văn nghệ giải trí 15 phút và chương trình thời sự 15 phút phát bằng tiếng dân tộc Khmer, phục vụ bà con dân tộc. Một số chùa và trường học còn được ngân sách địa phương hỗ trợ mua dàn nhạc ngũ âm, tạo sân chơi văn nghệ như chùa Thôn Dôn, chùa Rạch Sỏi, chùa Đường Xuồng, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Châu Thành. Thông qua các hoạt động trên, âm nhạc, múa, sân khấu dân gian của đồng bào Khmer đang được bảo tồn và phát triển hoà nhịp cùng với phong trào văn hoá văn nghệ của người Kinh, người hoa trên đất Kiên Giang.

    Để tiếp tục duy trì và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ nói chung và âm nhạc, sân khấu dân gian của đồng bào Khmer, ngành văn hoá đang phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc, Hội phật giáo, Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục tuyên truyền làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, trước hết là trong đồng bào dân tộc, trong thanh, thiếu niên là người Khmer về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần của bộ môn âm nhạc, sân khấu dân gian truyền thống đặc sắc riêng có của đồng bào. Tiến hành công tác khảo sát, kiểm kê, sưu tầm một số thể loại âm nhạc, sân khấu dân gian của người Khmer ở Nam bộ còn lưu giữ ở Kiên Giang hiện nay. Tổ chức một số cuộc hội thảo, toạ đàm về thực trạng và biện pháp bảo tồn âm nhạc, sân khấu dân gian Khmer. Đây là một việc làm cần thiết, hết sức quan trọng và là cơ sở để thống kê, tập hợp một cách có khoa học về các thể loại âm nhạc của người Khmer còn lưu giữ hiện nay ở địa phương. Trên cơ sở điều tra khảo sát thống kê, sẽ xây dựng một đề án, đề xuất các giải pháp, biện pháp để bảo tồn căn cơ, hiệu quả. Trước mắt sẽ tiếp tục tổ chức các lớp học truyền nghề cho thanh, thiếu niên về một số thể loại âm nhạc và sân khấu dân gian có tính nghệ thuật cao. Thực tế ở Kiên Giang thời gian qua đã có một số nơi làm tương đối tốt việc truyền nghề cho các em từ 12 đến 16 tuổi. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn về âm nhạc và sân khấu dân gian Khmer. Nghiên cứu xây dựng một cơ chế chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc, sân khấu của người Khmer./. Lê Xuân Hảo - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kiên Giang


    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa
    http://thuvien.tvu.edu.vn/ebook/download/126.pdf
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jan 6, 2016

Share This Page