Bệnh Tiểu Đường Cách Phát Hiện Và Điều Trị (NXB Y Học 2007) - Bạch Minh, 244 Trang

Discussion in 'Y Tế, Sức Khỏe' started by quanh.bv, May 11, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Bệnh Tiểu Đường Cách Phát Hiện Và Điều Trị
    NXB Y Học 2007
    Bạch Minh
    244 Trang
    Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein mạn tính đặc trưng bởi việc tăng đường máu (glucose) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mất chức năng thần kinh.
    Đái tháo đường có thể xuất hiện khi tụy không tiết đủ insulin, hoặc nếu các tế bào của cơ thể trở nên kháng sinh insulin; vì thế, đường máu không thể đi vào trong tế bào, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
    Các triệu trứng cổ điển của đái tháo đường là đi tiểu thường xuyên, và khát cùng đói nhiều. Do những triệu chứng này không nặng, nên nhiều người bị đái tháo đường không tới các cơ sở y tế. Thực tế, trong số 10 triệu người Mỹ bị đái tháo đường, thì chỉ dưới một nữa biết rằng mình bị bệnh hay đã từng tới bác sĩ.
    Các bà mẹ có cân nặng tăng quá cao, có tỷ trọng khối lớn (tăng từ 25kg trở lên) và nếu đẻ lần đầu có con trên cân nặng 4kg sẽ có nguy cơ bị tiểu đường khá cao. Dấu hiệu thường thấy là các bà mẹ đột nhiên tăng cân rất nhanh, sau lại mau chóng gầy rộc đi. Trong số đó có khoảng từ 15 - 20% sẽ bị tiểu đường vĩnh viễn. Số còn lại khi hết thời kỳ mang thai họ sẽ tự trở lại bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bà mẹ bị tiểu đường đẻ con cũng bị tiểu đường rất ít khi sảy ra.
    Việc phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam là rất khó, chủ yếu do tình cờ qua xét nghiệm đường máu. Như trường hợp trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi bị bệnh tiểu đường vừa rồi cũng chỉ tình cờ được phát hiện. Cháu vào khám vì bệnh viêm phổi, đến khi xét nghiệm đường máu mới phát hiện bệnh.
    Tuy nhiên ở Việt Nam những bệnh cấp tính thì mới được chú ý như hôn mê, co giật. Còn những bệnh như tiểu đường, vẫn thấy ăn uống được nhưng gầy hơn thì ít khi được quan tâm, cho đến khi bị quá nặng (đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân, nhiễm trùng ngoài da) thì mới đến khám bác sĩ.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page