Thế hệ Nguyễn Tử Siêu lớn lên khi nước mất nhà tan. Ngọn gió Tây học đã thổi dạt những trang sách chữ Hán ở cửa Khổng sân Trình. Những bậc túc nho như Ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên cũng chỉ còn đem nét chữ “như phượng múa rồng bay” ra bán ngoài chợ đời xô bồ để kiếm sống đắp đổi qua ngày… Ngay cả cô bán sách Thánh hiền cũng mỏi mệt “lim dim ngủ” trong thơ Tú Xương. Con đường tiến thân của thế hệ này không còn bắt đầu bằng việc dùi mài kinh sử, họ đã chuyển sang học chữ Quốc ngữ để theo kịp với trào lưu mới. Nguyễn Tử Siêu cũng vậy. Thời cuộc đã thay đổi, làm gì để giúp ích cho đời? Ngoài việc học chữ Quốc ngữ, Nguyễn Tử Siêu lao vào nghiên cứu sách thuốc để bốc thuốc cứu dân, rồi mở trường dạy học. Trong tác phẩm Tử Siêu y thoại, ông cho biết: “Tôi làm thuốc chỉ là tự học, vớ được bộ nào là học ngay bộ ấy, không biết nên học bộ nào trước, bộ nào sau. Sau khi đã đọc qua mấy bộ như: Thị Thế bảo nguyên, Vạn bệnh hồi xuân, Thạch thất bí lục… mới mượn được bộ Thương hàn luận thiển chú của Trần Tu Viên. Đọc thấy từng chữ, từng câu đều có bao hàm một ý nghĩa rất sâu, khác hẳn với loại sách mà mình đã đọc qua mấy năm trước liền đâm ra say mê”. Bia Của Ai NXB Nhật Nam 1928 Nguyễn Tử Siêu 80 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/91EF0A1F5003F79https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1