Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu, bên cạnh các công nghệ truyền thống cần phát tiến các công nghệ mới nhằm chế tạo được các chi tiết hoàn chỉnh, không phải gia công tiếp theo từ những vật liệu có những tính chất đặc biệt, có khả năng đảm bảo tính ổn định cho các thiết bị hiện đại làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như: vật liệu độ bền cao, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu làm việc trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao... Trong số các công nghệ đó phải kể đến các phương pháp biến dạng tạo hình vật liệu bột và compozit hạt. Sơ đồ nguyên lý công nghệ biến dạng tạo hình vật liệu bột và compozit hat bao gồm những công đoạn chính: chế tạo vật liệu bột và compozit hạt có các tính chất cần thiết, biến dạng tạo hình bằng các phương pháp gia công áp lực và thiêu kết. Công nghệ biến dạng tạo hình vật liệu bột và compozit hạt có nhiều ưu điểm so với công nghệ truyền thống như: quy trình công nghệ đủ ngắn, hệ thống thiết bị đủ gọn nhẹ, vốn đầu tư thấp, có khả năng đa dạng hoá sản phẩm... Đặc biệt, công nghệ biến dạng tạo hình vật liệu bột và compozit hạt cho phép sản xuất các chi tiết máy thay thế với mức độ gia công cơ khí nhỏ nhất - gia công không phoi. Ở các nước công nghiệp phát triển, các chi tiết máy trong các ngành kỹ thuật điện - điện tử, công nghiệp hóa học, lọc - hóa dầu, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo ôtô - xe máy, kỹ thuật hàng không - vũ trụ... được sản xuất bằng các phương pháp biến dạng tạo hình vật liệu bột và compozit hạt chiếm một tỷ trọng khá lớn và tỏ ra có nhiều ưu việt về chất lượng và giá thành. Biến Dạng Tạo Hình Vật Liệu Bột Và Compozit Hạt NXB Bách Khoa 2009 Trần Văn Dũng 239 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvien.ntu.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=4719 https://drive.google.com/file/d/1R9aRVqdOor73wG0zu2mT_eh5WiZIY5Yghttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1