Biển Với Lục Địa (NXB Đại Học Quốc Gia 2018) - Nguyễn Quang Ngọc, 551 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by nhandang123, Jun 2, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2022-3-28_13-44-28.png
    Những thập niên qua, việc nghiên cứu về miền Trung, hoạt động bang giao, giao lưu kinh tuế của dải đất miền Trung đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 1985, Hội thảo Quốc gia ghiên cứu về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở Chiêm cảng - Hội An. Tiếp đó năm 1990, Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An cũng đã thu hút được sự tham gia đông đảo các nhà khoa học trong nước, quốc tế. Kết quả của Hội thảo đã làm hồi sinh, đem lại sinh lực phát triển mới cho cả một vùng cảng thị.
    Về miền Trung Việt Nam, trong khoảng 3 thập niên trở lại đây, đã có không ít chuyên luận, công trình khảo cứu, luận văn, luận án... viết về các thương cảng, dòng sông miền Trung từ vùng Lạch Trường, Lạch Bạng (Thanh Hóa) đến các cảng, bến ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cùng với các thương cảng, việc nghiên cứu về vai trò của các dòng sông, số phận của các con tàu đắm ở Cù lao Chàm, Bình Châu, Dung Quất... với bao chứng tích về mối giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực đã được nhiều chuyên gia Sử học, Khảo cổ học, Văn hóa học, Lịch sử hàng hải, gốm sứ... chú tâm khảo cứu.
    Một không gian văn hóa miền Trung, với chiều sâu lịch sử, nhiều gam màu và sắc thái văn hóa... đã dần hiển hiện lên như một trung tâm giao lưu, kết nối kinh tế, văn hóa lớn của Việt Nam đặt trong tầm nhìn và bối cảnh khu vực. Miền Trung nổi tiếng với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và miền Trung cũng nổi tiếng với quá trình mở mang bờ cõi của những lớp người Việt. Từ thời các chúa Tiên, chúa Sãi... làm chủ Đàng Trong đến các chiến công oai hùng của Quang Trung - Nguyễn Huệ từng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên dải đất miền Trung và lịch sử cả nước. Điều đáng chú ý là, cùng với vùng duyên hải và Biển Đông rộng lớn, miền Trung còn có vùng Trường Sơn - Tây Nguyên với bao la núi rừng. Trên dải đất này, tự bao đời, cao nguyên miền Trung đã là điểm đến, địa bàn sinh tụ, sáng tạo văn hóa, giao lưu kinh tế của các cộng đồng cư dân từ trên núi xuống và từ biển về. Trong các cuộc chuyển giao văn hóa, kinh tế đó, các dòng sông miền Trung luôn đóng vai trò quan trọng. Đón nước từ miền Thượng (và trong nhiều trường hợp là cả từ các quốc gia láng giềng Lào, Campuchia về), các dòng sông miền Trung thường nương theo mạch kiến tạo, chuyển nước, phù sa theo hướng tây bắc - đông nam, cắt qua dải đất tương đối dài và hẹp rồi hội về Biển Đông rộng lớn.
    • Biển Với Lục Địa
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2018
    • Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Kim
    • 551 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/84549
    https://drive.google.com/file/d/1fhs8zcVRp5jNMPRiSnhLMfmexHJkipNF
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 28, 2022

Share This Page