Bình Định An Nam Chiến Đồ Nguyễn Duy Chính 59 Trang Lịch sử không thiếu những người làm nên một sự nghiệp lẫy lừng nhờ phúc ấm của tổ tiên để lại. Trường hợp đó ít nhiều đúng cho vua Càn Long, một trong ba triều đại thịnh trị nhất đầu đời Thanh. Vua Càn Long (Cao Tông) cũng là một trong những vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Khi lên ngôi, ông thừa hưởng một quốc khố sung túc, một đất nước tương đối thanh bình, trù phú nên có thể nói là được “vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy”. Ông xây những lâu đài tráng lệ và chủ động nhiều cuộc “chinh phạt” các nước chung quanh. Trong đời ông, ông đi “kinh lý” hơn 150 lần kể cả đi săn ở miền bắc, đi thăm lăng tẩm tiên vương ở miền đông và tuần du phương nam. Tuy cũng thực hiện được một số công trình văn hoá đáng kể nhưng những chính sách của ông, người khen cũng nhiều mà người chê cũng lắm. Khi về già, vua Càn Long đặt cho mình cái biệt hiệu Thập Toàn Lão Nhân. Danh hiệu đó mang nhiều ý nghĩa về tư đức cũng như công nghiệp. Một trong những ẩn ý là ông sẽ cố đạt được mười chiến công trong thời gian trị vì. Để ca tụng cái công nghiệp “văn thánh võ đức, trạch bị thương sinh” của chính mình, năm 1792 vua Cao Tông làm một bài văn nhan đề “Thập Toàn Ký” (十®全«記›). Cái ý tưởng đó có lẽ hình thành đã lâu trong tâm khảm nên vào những năm sau cùng của cuộc đời, vua Cao Tông cố gắng đánh đông dẹp bắc cho đủ số. Chính vì thế, hầu hết những chinh phạt của vua Càn Long đã bị các sử gia gọi là “hollow victories”. Theo họ thì trong cái gọi là “thập toàn võ công” chỉ có ba lần – hai lần đánh người Chuẩn Cát Nhĩ (Dzungars) năm 1755 và 1756-57, một lần đánh người Hồi (Mohammedans) năm 1758-59 -- tạm gọi là lẫy lừng, còn những chiến dịch khác không có gì đáng nói tới.2 Những lần vua Cao Tông đem quân đánh Kim Xuyên, Đài Loan, hay người Khoách Nhĩ Khách (Gaurkhas) chẳng đáng gọi là võ công mà việc gây hấn với Miến Điện và Việt Nam thì phải kể là đại bại. Việc đánh Chuẩn Cát Nhĩ và Hồi Cương tốn kém khoảng 23 triệu lượng bạc còn đánh Kim Xuyên thì tốn hơn nhiều (lần đầu khoảng 7.13 triệu, lần sau 53.5 triệu), đánh nước ta tuy ngắn ngủi nhưng cũng tốn mất 1,346,508 lượng.3 Để kỷ niệm những chiến công đó, vua Càn Long cho thợ vẽ thành 88 bức tranh, trong đó sáu bức tranh chúng tôi giới thiệu dưới đây là về chiến dịch đem quân sang đánh nước ta Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Lịch Sử http://www.mediafire.com/download/oww434s9lpxw1j3/0177.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1