Bố Bố Bố (NXB Hội Nhà Văn 2007) - Hàn Thiếu Công, 194 Trang

Discussion in 'Văn Học, Nghị Luận' started by quanh.bv, Jun 8, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Bố Bố Bố
    NXB Hội Nhà Văn 2007
    Hàn Thiếu Công
    Dịch: Trần Quỳnh Hương
    194 Trang
    Cái mới cái độc đáo mà bạn đọc sẽ tìm thấy ở cuốn sách đang cầm trong tay là khả năng của tác giả trong việc chỉ ra trình độ dã man, không khí ngưng trệ mê muội mà người ta ai cũng cảm thấy trong cuộc sống của một vùng núi ở nước Trung Hoa mênh mông, khi họ chưa làm rung chuyển cả kinh tế thế giới.
    Giữa thời hiện đại, cái bản nhỏ ở đây như từ thời nguyên thuỷ còn sót lại. Sự sống cũng có đủ mặt, người ta cũng lo ăn lo uống, cúng cáp, lấy vợ lấy chồng yêu thương nghi ngờ cãi cọ nhau. Nhưng trong hoàn cảnh mà đến cái ăn tối thiểu chưa bảo đảm, con người như rạp xuống ngay cây cỏ, sự sống chìm trong tanh tưởi bụi bặm và nhìn đâu cũng thấy nhem nhuốc, nhếch nhác. Người già mốc meo đi và người trẻ lấm lem từ khi mới lớn. Nhân vật Cu Bính thì còn không đượcnhư AQ hoặc Chí Phéo ở ta nữa, mà đây là một nhân vật bất thành nhân dạng cả về hình hài lẫn đời sống tinh thần. Hại thay, đó lại là nhân vật rõ nhất trong thiên truyện, có lúc được coi như hiện thân của sức mạnh thiêng liêng của dân bản.
    Trong ngôi làng cậu sống, một nơi cổ kính nằm ở cực nam Trung Quốc, nhưng huyền thoại, lòng mê tín, số mệnh... được xem như những cái bóng khổng lồ bằng đá đè nặng lên con người. Trong khung cảnh đó Cu Bính đã trở thành một biểu tượng khiếp đảm và bất an của một trạng thái tâm thần tập thể, trước, họ xem cậu là vật tế thần cho những tai ương đã giáng xuống làng, và sau, xem gã như một vị thần hằng cứu giúp để tôn thờ.
    Những cái dường như không thể tin được lại hiện ra trong sách như là những nhân tố tồn tại rất sâu trong xã hội. Đọc thoáng thấy ngờ để rồi bị cuốn theo tác giả, nhìn xã hội bằng con mắt phát hiện của tác giả.
    Cu Bính, nhân vật chính của câu chuyện được lấy làm tựa đề của tập sách này là một kẻ mất trí, một "lão già-trẻ con" mà hình thù dị hợm của gã rất tương xứng với sự ngu ngốc bệnh hoạn. Gã chỉ biết nói có hai thứ: "bố bố bố" và "mẹ chó".
    Trong ngôi làng gã sống, một nơi cổ kính nằm ở cực nam Trung Quốc, nơi mà những huyền thoại, lòng mê tín, số mệnh... được xem như những cái bóng khổng lồ bằng đá đè nặng lên đám dân làng. Trong khung cảnh đó cu Bính đã trở thành một biểu tượng khiếp đảm và bất an của một trạng thái tâm thần tập thể, trước, họ xem gã là vật tế thần của những tai ương đã giáng xuống làng, và sau, xem gã như một vị thần hằng cứu giúp để tôn thờ.
    Truyện của Hàn Thiếu Công có cái gì đó tương đồng với các nhà văn lớn miền Nam nước Mỹ như Faulkner, Flannery O’Connor, William Goyen. Dòng chảy thời gian chuyên chở sự rã rời và hỗn độn, sức mạnh của những hình ảnh cổ xưa, các trải nghiệm giống như một thứ di sản, sự trong trắng bị đánh mất nuôi dưỡng những giấc mơ đen tối về diệt vong.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page