Những người dám nói về tự nhiên như một đối tượng đã được nghiên cứu - họ làm điều đó là do quá tự tin hoặc do háo danh và thói quen thuyết giáo - đã gây ra một tổn thất to lớn cho triết học và cho các khoa học. Bởi vì, họ mạnh mẽ tới mức nào trong việc buộc người khác phải tin vào mình thì họ cũng thành công tới mức đó trong việc chặn đứng và bóp chết công việc nghiên cứu. Họ không hẳn đã mang lại lợi ích nhờ các năng lực của mình, mà chủ yếu gây ra tổn thất do đã lãng phí và giết chết năng lực của những người khác. Còn những người đi theo con đường đối lập và nhất quyết khẳng định rằng chúng ta không thể nhận thức được một cái gì cả đã đi tới sự tin tưởng ấy do họ căm ghét các nhà ngụy biện thời cổ đại, hoặc là do tinh thần yếu ớt, hay thậm chí là do có một kiểu thông thái nào đó, đã viện dẫn những lí do không nên coi thường. Tuy nhiên, trong ý kiến của mình, họ không xuất phát từ các cơ sở chân thực, và khi bị khát vọng và lòng nhiệt tình lôi cuốn về phía trước thì họ lại đi quá xa. Những người Hi Lạp cổ nhất (mà tác phẩm của họ đã bị thất lạc) giữ một lập trường hợp lí hơn giữa những phán đoán dứt khoát đầy tự tin và thái độ thất vọng. Mặc dù họ thường kêu ca và phàn nàn về khó khăn trong việc nghiên cứu và về sự bí ẩn của các sự vật, song cắn răng chịu đựng, họ không ngừng vươn tới mục đích và thử nghiệm giới tự nhiên. Như đã rõ, họ cho rằng vấn đề này (nghĩa là việc có thể nhận thức được một cái gì đó hay không) được giải quyết không phải bằng tranh luận mà bằng kinh nghiệm. Nhưng, khi chỉ biết đến sức mạnh của lí tính, cả họ cũng không dựa vào các quy tắc, mà vẫn thường trông cậy vào tư duy sắc sảo, vào tính năng động và tính tích cực của trí tuệ. Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới Bộ Công Cụ Mới NXB Tri Thức 2017 Francis Bacon Nguyễn Trọng Chuẩn (dịch) 496 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1ONQ7rV1sODId2SOl5jMBrJZdFSnHWKBqhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1