Bộ Pháp Điển Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Quốc Hội (NXB Hà Nội 2009) - Nhiều Tác Giả, 171 Trang

Discussion in 'Pháp Luật Học' started by nhandang123, May 21, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2023-1-19_14-3-57.png
    Pháp điển hóa là một khái niệm không mới trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta. Tuy nhiên, pháp điển hóa với nghĩa là việc tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật thành các bộ luật theo từng chủ đề với những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết về mặt kỹ thuật nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau nhưng vẫn đảm bảo trật tự pháp lý của các quy định là một cách hiểu mới và hoàn toàn chưa được thực hiện một cách chính thức ở Việt Nam.
    Khác với hoạt động pháp điển hóa theo nghĩa truyền thống1 (còn được gọi là pháp điển nội dung), hoạt động pháp điển hóa theo nghĩa này (còn được gọi là pháp điển hình thức) không tạo ra những chính sách pháp luật mới mà chỉ là hoạt động rà soát, sắp xếp lại các quy phạm hiện hành trong một lĩnh vực theo những cấu trúc thống nhất, hợp lý nhằm đảm bảo tính dễ tiếp cận của pháp luật. So với hình thức pháp điển cũ, hạn chế của cách thức pháp điển này là không bao gồm việc pháp điển những tập quán, tiền lệ đã được ghi nhận trong xã hội; và việc pháp điển sẽ gặp những khó khăn nhất định khi các quy phạm pháp luật được sửa đổi một cách liên tục. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của pháp điển hóa theo hình thức này là có thể được thực hiện một cách tổng thể đối với toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của một quốc gia và có thể được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, đơn giản hơn so với hình thức pháp điển hóa cũ. Với những ưu thế đó, pháp điển hóa theo hình thức này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
    Ở nước ta, chủ trương tiến hành pháp điển hóa hệ thống pháp luật theo nghĩa pháp điển hình thức bước đầu đã được ghi nhận tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành năm 2008. Điều 93 của Luật này quy định: “Quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề”. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể cách thức, kỹ thuật tiến hành pháp điển hóa theo yêu cầu này. Hơn thế nữa, pháp điển hóa theo nghĩa sắp xếp các quy phạm hiện hành thành các bộ pháp điển theo chủ đề là một công việc hoàn toàn chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên chắc chắn việc thực hiện trên thực tế trong thời gian sắp tới sẽ gặp nhiều lúng túng.
    • Bộ Pháp Điển Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Quốc Hội
    • NXB Hà Nội 2009
    • Nhiều Tác Giả
    • 171 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1dBu2zVvxAeXBd2njUmFcaUmskqmxT0QW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jan 19, 2023

Share This Page