Bội lan hành đã gợi cho tôi một hồn thơ. Những câu thơ sâu lắng, hàm xúc, làm cho người đọc rung động nhẹ nhàng nhưng khó phai. Từ đó hồn thơ hòa nhập với hồn người và đọng lại, làm cho người ta dễ cảm dễ thuộc dù không ai bắt buộc phải học. Nhà thơ Đông Hồ vẫn giữ truyền thống đó trong suốt cuộc đời làm thơ của ông, kể cả khi làm thơ Đường luật, thất ngôn cũng như những bài theo loại thơ mới trong tập Cô gái xuân in năm 1935, hay những bài thơ tản văn trong cuốn Thơ Đông Hồ in sau này. Nhà thơ Đông Hồ làm thơ mới rất sớm, từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Nhưng có lẽ nhà thơ không đặt nặng thơ cũ hay thơ mới, mà quan trọng đối với ông là xúc cảnh thành thi. Trong bài nói chuyện về thơ của ông tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn ngày 19-1-1967, ông từng đã đề cập vấn đề này. Ông nói: “Chúng ta đã nghe rồi, ai đó đã nói: thất bộ thành thi. Chúng ta đã nghe rồi, ai đó đã nói: xuất khẩu thành thi. Nhưng mà xúc cảnh thành thi là nói lại cả hai thành ngữ “xúc cảnh sinh tình” và “xúc cảnh ngâm đề”. Sinh tình và ngâm đề là thi thành rồi đó”. Bội Lan Hành NXB Quỳnh Lâm 1969 Đông Hồ 118 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/14kBXqZ-kjPHnppY6uAGs0_Pe6ArzDU--https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1