Bóng Chữ (NXB Hội Nhà Văn 1994) - Lê Đạt, 142 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Thi Ca' started by thaoanh12, Dec 23, 2020.

  1. thaoanh12

    thaoanh12 Member

    [​IMG]
    Thật khó vận dụng cách đọc thơ truyền thống, để giải nghĩa tên của bài thơ. Lâu nay, phần lớn tên thơ thường chứa những thông điệp tương đối dễ nhận biết. Nhiều trường hợp, chỉ cần đọc lên, cũng có thể nói trúng nội dung của bài. Qua cầu Hàm Rồng cảm tác (Tản Đà): những cảm xúc, rung động, suy tư... khi đi qua cầu Hàm Rồng. Đây mùa thu tới (Xuân Diệu): cảm giác, tâm trạng háo hức, trong thời khắc đất trời chuyển thu. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy):nỗi nhớ thương, biết ơn, sự thành kính của người con đối với người mẹ đã khuất... Còn ở đây rất khó tìm nghĩatheo cách ấy. Nếu đặt bóng trong trường nghĩa “vùng không được ánh sáng chiếu tới bị một vật bị che khuất”(1) thì chỉ thấy các cấu trúc: bóng đêm, bóng mây, bóng tối, bóng cây, bóng mát... Hoặc trong trường “hình của vật trên nền hoặc do phản chiếu” (2) cũng chỉ có: bóng người, bóng hoa... (trên vách, dưới nước, trong gương...). Nói chung, bóng chữ rất mới rất lạ. Khó tìm ra “cái được biểu đạt” cho “cái biểu đạt” ấy.
    Cũng theo truyền thống: tìm ý nghĩa của tên bằng cách khảo sát văn bản bài thơ. Dễ thấy dung lượng Bóng chữ rất ngắn, chỉ 7 câu với 51 chữ, tính cả tên. Không bằng một bài thơ thất ngôn bát cú. Nhưng dù đọc kĩ cũng chỉ thấy bóng chữ được nhắc lại hai lần (ở cái tên và ở câu cuối), khó chỉ ra mối liên hệ về nghĩa với tên bài. Hầu như nghĩa luôn trong tình trạng bị che giấu. Theo cách lấy “tiểu sử tác giả” và “hoàn cảnh lịch sử xã hội” để giải thích, cũng không hiệu quả. Rõ ràng ở đây có tình trạng “li thân” giữa chữ và nghĩa.
    Theo hướng khác, đặttrong quan hệ khác nghĩa, đối lập: hình / bóng. Hình được hiểu là hình hài, thể xác, vật thể - cái được phản chiếu thành bóng (Có thành ngữ như hình với bóng). Cho phép suy luận: cái bóng, chỉ là phần nổi rất nhỏ của “tảng băng trôi”. Còn yếu tố trung tâm là hình, phần chính của tảng băng, với cái khối lượng đồ sộ, đang chìm trong đại dương mênh mông. Đó cũng chính là lời thách đố dành cho độc giả. Như vậy, nếu chỉ bó hẹp trong cấu trúc của 51 chữ ấy, thì khéo lắm chỉ chộp được cái bóng, một kết quả ảo mà thôi. Phải chăng chìa khóađể đọc Bóng chữ là: đuổi theo bóng để bắt hình. Và đọc Bóng chữ là việc truy tìm cái phần hồn, phần xác bí ẩn, nhưng hết sức quý giá của bài thơ. Trong khi người thám hiểm, lên đường chỉ có trong tay cái bóng làm bằng vật liệu gồm 51 chữ. Ta thử dùng chìa khóa ấy vượt qua cửa ải chính – tên bài thơ, để tham dự vào một cuộc chinh phục bảy cánh cửa - bảy câu còn lại. Hi vọng người đọc sẽ có một cuộc chơi, với những cảm giác phiêu lưu, chiến thắng đầy hứng thú.
    • Bóng Chữ
    • NXB Hội Nhà Văn 1994
    • Lê Đạt
    • 142 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=71057
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Dec 24, 2020

Share This Page