Sự chia-rẽ nòi-giống là một trong những tập-tục cổ-hủ tối dã-man của các xã-hội văn-minh còn thấp-kém, nhất là các xã-hội Mán, Mường - từ ngàn xưa truyền lại, bắt người sau phải theo một cách vô lý. Nó đã xóa nhòa mất bóng hạnh-phúc cùng một tâm hồn nhưng khác giống: Trần-Quang và Slao-Chi-Mai. Cũng vì những phong-lục cổ-hủ, dã man, khiến Trần-Quang và Slao-Chi-Mai phải suốt đời ôm vết thương lòng khôn hàn kín, và xuốt đời cùng nguyền rủa những tập quán khắt khe, cay-độc đã tàn-phá cả một đời hạnh-phúc của mình. Anh Trường-Xuân lấy một câu chuyện đường rừng để mỉa-mai thôi chứ chưa giải-quyết. Tôi biết vậy là vì, đối với anh một việc dù nhỏ mọn hay to-tát, trước khi làm, bao giờ cũng thận-trọng , dặt dè. Cho nên, bởi ngọn bút linh-hoạt, anh đã tả nên biết bao nỗi ngậm ngùi của một cuộc tình duyên thất-vọng, mà vẫn không có một lời an-ủi kẻ bị đau thương. Đọc "Bông hoa rừng" cũng như ngắm một bức tranh buồn kỷ xảo, cố tìm lấy một nét vui nhưng không thấy. Tuy vậy, người xem tranh vẫn muốn ngắm một cách mê-mải, say-sưa. Bông Hoa Rừng Số 14 NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1937 Trường Xuân 16 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitro.download/view/FC7C0A468EB112Ahttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1