Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, đồng thời giữa các dân tộc cũng có những nét tương đồng. Văn hoá của các dân tộc vừa có sự tiếp nối truyền thống, vừa bao gồm những yếu tố được tạo thành trong quá trình giao lưu lẫn nhau, ở cấp vùng cũng như quốc gia, và cả sự ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là của quan hệ lâu đời với Trung Hoa, Ấn Độ và Đông Nam Á, sau đó là quá trình tiếp thu những yếu tố văn hoá phương Tây. Lối sống cổ truyền phổ biến của các dân tộc đều dựa trên nông nghiệp trồng lúa nước hoặc lúa rẫy là chính, kết hợp với chăn nuôi gia đình, hái lượm, săn bắt, đánh bắt cá; nghề thủ công (dệt vải, đan lát, rèn, làm gốm, làm mộc…) và kinh tế hàng hoá ở những trình độ khác nhau. Các dân tộc đều lấy làng làm đơn vị tổ chức xã hội quan trọng, nhưng từ hình thức quần cư, kiểu dáng nhà cửa, đến truyền thống gia đình, xã hội và tôn giáo thì đa dạng. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đến nay vẫn phổ biến, là cơ sở cho những sinh hoạt lễ tục nhiều vẻ của phần đông nhân dân các dân tộc. Thực hành Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo... đóng vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận dân cư. Hiện nay, các dân tộc đang ở những mức độ khác nhau trên con đường phát triển cuộc sống hiện đại và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Bức Tranh Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam NXB Giáo Dục 1997 Nguyễn Văn Huy 325 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1CPdg4gbllKmxPsQL-J2aHfzt5cha9ntYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1