Bước đầu đến với văn học (Phê bình – tiểu luận, 1986); Những kiếp hoa dại ( Chân dung và phiếm luận văn học, 1993); Cánh bướm và đóa hoa hướng dương ( Tiểu luận – phê bình,1999); Buồn vui đời viết (Sổ tay văn học, 2000); Ngoài trời lại có trời (Tiểu luận phê bình về tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài, 2003). Các tập sách thuộc mảng này cho thấy cách nhìn riêng của ông đối với công việc viết văn, đời sống văn học, nhà văn trong và ngoài nước. Ông dường như xa lạ với lối lý tưởng hóa nghề văn, người viết văn. Với ông, viết văn chỉ là một nghề, bên cạnh những mục đích cao cả, đáp ứng nhu cầu xã hội hướng về Chân – Thiện – Mỹ, nâng cao nhận thức và làm giàu cho tâm hồn con người. Văn học cũng là một nghề như bao nghề khác, nó thỏa mãn nhu cầu tự biểu hiện của con người, nhằm mục đích thực tế về mưu sinh, tồn tại. Nhà văn tất nhiên là người có tài năng đặc biệt, xuất chúng trong sáng tạo những văn bản nghệ thuật bằng ngôn từ, nhưng mặt khác trong đời thường họ cũng có thân phận buồn vui, ứng xử hay dở như bao người. Vương Trí Nhàn, Nguyễn Ngọc Thiện,Bước đầu đến với văn học,Những kiếp hoa dại ,Cánh bướm và đóa hoa hướng dương,Ngoài trời lại có trời,Buồn vui đời viết Với lối viết nhiều khi như tọc mạch, soi mói vào những mặt còn khuất lấp của toàn bộ quá trình văn học: đời sống xã hội – nhà văn – tác phẩm – công chúng…, ông đưa ra những nhận xét hóm hỉnh, thông minh, bề ngoài như là nói chuyện phiếm, nhưng trong sâu xa của các ý kiến ấy, người đọc buộc phải đối mặt kể cả đối với những thực tế không thuận chiều, trái khoáy, nghịch cảnh… Nghĩa là văn chương cũng như đời thường thật là muôn mặt, phồn tạp, phiền phức, khôn dại , hay dở, thật khó lường. Bước Đầu Đến Với Văn Học NXB Tác Phẩm Mới 1986 Vương Trí Nhàn 174 Trang File PDF-SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/84ED34DB1FC0D93/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1