Bước Đầu Khảo Sát Lễ Hội Bình Dương (NXB Trẻ 2012) - Bùi Hải Phong, 312 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by thinganbui, May 22, 2017.

  1. thinganbui

    thinganbui Member

    upload_2023-1-9_10-35-53.png
    Lễ hội cổ truyền của các tộc người trên đất Bình Dương là một trong những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh (Spirit culture) khá đặc sắc vừa mang tính chất phổ biến của lễ hội cổ truyền Việt Nam vừa có nét độc đáo, riêng biệt của văn hóa vùng Sông Bé (Bình Dương) do điều kiện sống, điều kiện tự nhiên; về thời tiết và tính chất của nền sản xuất, của nghề nghiệp cũng như những tập tục của các tộc người nơi đây tạo nên.
    Lễ hội cổ truyền của các tộc người tại đây rất đa dạng và phong phú; rất nhiều hình thức tổ chức với những nghi lễ, tập tục, cùng với thời gian, sắc tộc, tín ngưỡng... khác nhau, riêng biệt, do đó, khi đặt vấn đề “Bước đầu khảo sát tìm hiểu lễ hội cổ truyền của các tộc người Sông Bé( Bình Dương..)” phải căn cư` thống nhất trên những nét cơ bản do tính chất lịch sử, thực tế của nó đặt ra. Tại Bình Dương, các tộc người trong cộng đồng của mình đều có lễ hội, như lễ cúng đình của người Việt; lễ cúng cơm mới “cúng lúa” với tục đâm trâu trong; Lễ “Pơ thi” (bỏ mả),... của người S’Tiêng; Lễ “mừng cơm mới”, Lễ Donhta của người Kh’mer, Lễ Vía Bà, Lễ chùa Ông Bổn… của người Hoa, v.v.
    Tuy nhiên, không phải dân tộc nào cũng tổ chức được lễ hội của mình, bởi lẽ, có khi, do họ sống quá phân tán hoặc số lượng người trong cộng đồng quá ít (chẳng hạn như dân tộc Gié Triêng chỉ có 3 người hoặc thậm chí như dân tộc Sila, H’mông, Bana tại Bình Dương (thời điểm năm 1993) chỉ có... một người. Mặt khác, có những dân tộc vốn mang trong mình những “then”, những “lượn” đầy trữ tình như dân tộc Tày, Nùng... nhưng khi làm một cuộc chuyển dân vào vùng đất mới, họ chưa có đủ thời gian và điều kiện để tổ chức lễ hội của họ. Cũng như vậy, những người Khơme Sông Bé (Vì sống ở cao nguyên) mà không thể có các hình thức “đua ghe ngo” hoặc “thả đèn gió trông trăng” vào dịp rằm tháng 10 hàng năm. Những thiệt thòi riêng cho các tộc người trên đất Sông Bé Bình Dương cũng là thiệt thòi chung về mặt bằng văn hóa sắc tộc của các vùng văn hóa di dân khác.
    • Bước Đầu Khảo Sát Lễ Hội Bình Dương
    • NXB Trẻ 2012
    • Bùi Hải Phong
    • 312 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://thuvienbinhduong.org.vn/Default.aspx?recordid=111250
    https://drive.google.com/file/d/1SB7z8N_gc1st21BdiDceUvFhlsD7IwIF
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jan 9, 2023

Share This Page