Các Biểu Tượng Của Nội Giới Hay Cách Đọc Triết Học Về Kinh Dịch - Francois Jullien, 420 Trang

Discussion in 'Tủ Sách Sau 1990' started by quanh.bv, Mar 2, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Các Biểu Tượng Của Nội Giới Hay Cách Đọc Triết Học Về Kinh Dịch

    NXB Đà Nẵng 2007
    Francois Jullien
    Dịch: Lê Nguyên Cẩn, Đinh Thy Reo
    420 Trang
    Về mọi cuốn sách ra đời từ các nền văn minh đã được viết hoặc sẽ được viết, cuốn "kinh dịch hay điển thư về chuyển hoá" là cuốn sách lạ kỳ nhất. Không phải là từ thông điệp nó mang theo mà, trước tiên, là do cách thức mà nó được tạo ra. Bởi lẽ, cuốn sách này ngay từ đầu không phải là một, lược đồ đầu tiên của cuốn sách không được "viết", mà nó định vị trước chúng ta không dưới vài ngàn năm so với nền văn hoá sách vở chúng ta đã tạo ra; nó không phải được tạo ra ngay từ đầu bằng các con chữ mà chỉ duy nhất bằng công cụ hai vạch, không thể nào đơn giản hơn thế, nét liền và nét đứt, vạch đầy và vạch khuyết, và mọi thứ bắt đầu từ những kết hợp khác nhau khởi nguồn từ hai kiểu nết vạch này, cũng không phải từ lời trần thuật của một diễn ngôn, từ sự trình bày một nghĩa, mà văn bản của nó được hình thành. Cho nên cuốn sách này chưa có mặt trong một ngôn ngữ nào, nó không chiếm hữu, hoàn toàn không, một ngôn ngữ cho riêng mình: ngay từ đầu, cuốn sách không ghi lại một cái gì cả, không cả suy tư không cả ý muốn, nó chỉ là một trò chơi đơn giản với các biểu tượng của nó, với các hiệu quả hoặc đối lập hoặc tương đồng của các biểu tượng này, với những khả biến mang tính chuyển hoá của chúng nhờ đó ý nghĩa được tạo sinh. Về phương diện đọc cũng thế, tác phẩm này là riêng biệt: ở đó không hề có một cốt lõi thật sự dẫn dắt chúng ta từ đầu đến cuối, mà là một cách thức sử dụng phải tuân thủ, một thiết chế để thao tác; và cái kịch bản tự thân này như là chức năng của mọi thao tác cũng luôn luôn được ứng tác.
    Cho nên đây là một cuốn sách mà theo nguyên lý soạn sách không nhằm cung cấp một ý nghĩa, nó chỉ là trường hợp về các chỉ dẫn cho việc quan sát, cho phép "tham khảo" bằng phép "đọc" và không cung cấp cho chúng ta một lượt đồ hoặc một trật tự xác định. Nhưng mà cuốn sách này, với tư cách như thế, hiện ra không như cách một cuốn sách vẫn ra đời, đã phục vụ cho việc lý giải sâu sắc về toàn bộ một nền văn minh. Phải chăng vấn đề duy nhất, trong trường hợp của cuốn sách này, là tàn tích của tâm linh cổ đại, "tiền lôgic", được bảo tồn một cách thành kính tại một nước có bề dày truyền thống như Trung Hoa? Hay, trái lại, nó là vấn đề về một hệ thống vững bền về sự liên kết - bền vững tới mức mà nó tự phát triển, cho tới chúng ta?
    Đây là kho tàng minh triết hay là cách đố chữ? Tình thế bắt buộc phải công nhận rằng, sau khi nhiều người phương Tây đã bắt đầu tìm hiểu cuốn sách này, họ bị chia tách thành hai thái độ độc lập. Bởi vì cuốn sách này đã gây nên một sự ngờ vực, người ta đã thử làm chi để thấy nó như một quầy tạp hoá lớn của những điều dị đoan hay mộng tưởng. Ngay cả khi họ thừa nhận tầm quan trọng của cuốn sách, phần lớn các chuyên gia Trung Quốc thừa kế nó như một cuốn "đại thư" về các thể thức và hình ảnh, do đó sự nhận thức trở thành cần thiết cho phép đọc các văn bản khác, hơn là cho một cuốn sách mà nó xứng đáng được nghiên cứu ngay chính nó và cho một sự lý giải về nó. Cũng giống như mảnh đất bị bỏ trống, những người thầy tinh thần liền chiếm lĩnh nó: những gì mà kiến thức bỏ rơi, trí tưởng tượng liền chiếm lấy và từ sự ngờ vực đối lập lại của nhiều người, thì bằng sự phản hưởng, lại là sự hâm mộ của nhiều người, thì bằng sự phản hưởng, lại là sự hâm mộ của những người khác. Thế là các vạch, các con số, các biểu tượng này, không quên kèm theo những đồng tiền và các thẻ là chìa khoá tốt nhất để mở các bí ẩn. Càng ít hiểu về các biểu thức của cuốn sách, thì các biểu thức này càng tác động mê hồn, mạnh mẽ...
    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Triết Học

    http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/60279.pdf

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page