Các Cổ Pháp Đại Đạo Và Cổ Thư Tam Giáo Giáp Dần 1974 Trần Văn Rạng 108 TrangĐạo Cao Đài chủ trương “Tam giáo qui nguyên”, nên lấy biểu tượng của Tam Giáo làm cổ pháp. Cổ pháp trong Đạo chia làm đôi: Cổ pháp Hộ Pháp và Cổ pháp Giáo Tông. Cổ pháp Hộ Pháp: lấy biểu tượng Tam giáo bên Cửu Trùng Đài: Bình Bát vu (Phật), Phất chủ (Tiên) và Xuân Thu (Nho). Cổ pháp Giáo Tông: lấy biểu tượng đặc trưng của Đạo Cao Đài bên Hiệp Thiên Đài: Long Tu Phiến của Thượng Phẩm, Phất chủ và Thư Hùng Kiếm của Thượng Sanh. Vì sao vậy? Đó là Bí pháp. Các cổ thư Tam Giáo: Theo phiên họp tại Khảo cứu vụ ngày 24–3–1974 đã quyết định: – Khổng giáo chọn sách Trung Dung vì trong bài Khai Kinh, trong quyển Kinh Thiên Đạo – Thế Đạo có câu: “Gốc bởi lòng làm phải làm lành Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành” – Lão giáo chọn sách Đạo Đức Kinh vì trong bài kinh “Tiên giáo” có câu: “Tử khí đông lai Quãng truyền Đạo Đức” Dạy truyền bá rộng rãi Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử. – Phật giáo chọn sách “Pháp Bảo Đàn Kinh” vì trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển nhắc tới Đức Lục Tổ Huệ Năng và trong Kinh “Thích giáo” có câu: “Phá nhứt khiếu chi huyền quang Tánh hiệp vô vi.” Dạy về tu thiền. Thiền định của Lục Tổ Huệ Năng giống như thiền của Đạo Cao Đài do Bà Bát Nương dạy “Phải tìm cái tịnh trong cái động” và hành giả Cao Đài “Muốn tịnh lúc nào cũng được”. Mời chư độc giả vào thăm vườn hoa Cổ pháp và Cổ thư sẽ thấy rõ những điều vừa giải lý ở trên. Link download http://tusachcaodai.files.wordpress.com/2014/01/caccophap-dai-dao.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1