Đối với ngành Ngồn ngữ học Việt Nam, đồng thời với việc nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam thì việc nghiên cứu các ngôn ngữ Phương Đông (ngoài Việt Nam) cũng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Yêu cầu ấy càng ngày càng được ý thức rõ hơn và đang từng bước được thực hiện. Nếu như trước đây, trong các giáo trình Dẩn luận ngôn ngữ, Ngôn ngữ học đại cương của châu Âu và kể cả của chúng ta, Việt Nam, các ví dụ minh hoạ đều được lấy từ các ngồn ngữ châu Au, Phương Tây thì những nàm gần đây, người ta đã chú ý nhiều hơn đến những dẫn chứng từ các ngôn ngữ Phương Đông. Các ngôn ngữ Phương Đông, do vậy, đã và đang trở thành đối tượng xem xét của không Íí các nhà ngồn ngữ học cả Phương Tây lẫn Phương Đông. Đối với ngành Đông Phương học Việt Nam, việc giảng dạy,nghiên cứu các ngôn ngữ Phương Đông là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Nhà Đông học và các sinh viên khoa Đông Phương, ngoài tri thức chuyên môn, không thể không sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ Phương Đông. Đó là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, những năm qua, tại Khoa Đông Phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học ■ % • • i z • ᅵ Quốc gia Hà Nội, một số ngôn ngữ Phương Đông đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Vào thời điểm hiện nay, các ngôn ngữ Phương Đông đang được giảng dạy tại khoa là tiếng Hán tiếng Nhật, tiếng Hàn (Triều Tiên), tiếng Melayu (cả Melayu ở Malaysia, Brunei, Singapore lẫn Melayu ở Indonesia) và tiếng Thái Lan Các Ngôn Ngữ Phương Đông NXB Đại Học Quốc Gia 2001 Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Việt Thanh 586 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/86116 https://drive.google.com/file/d/1rIIrkfpHg2T_QYKfup8off-3ZKKML-x1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1