Các Vị Tư Nghiệp Và Tế Tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - Nguyễn Hoàng Điệp, 246 Trang

Discussion in 'Nhân Vật & Sự Kiện' started by quanh.bv, Nov 27, 2021.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-11-27_22-0-57.png
    Ngày Đại lễ kỷ niệm một nghìn năm văn hiến Thăng Long đang cuồn cuộn trào dâng một khí thế thi đua từ khắp các ngả đường, ngõ phố Thủ đô Hà Nội đến mọi miền Tổ quốc, đang chứng kiến Hà Nội từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, kiến trúc, giáo dục… Trong đó, yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt đã làm nên bộ mặt rạng rỡ, vẻ vang cho đất nước đó là nền giáo dục. Bác Hồ từng nói: “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Ý tưởng vỹ đại ấy của Người, ngay từ ngàn năm trước sự nghiệp đào tạo giáo dục của Thăng Long đã từng manh nha khai mở. Mục đích tôn vinh cũng như muốn điểm mặt và nhìn nhận một cách thấu đáo về tài năng, công đức những bậc thầy của trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam – Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Để tìm hiểu về những vị thầy đầu tiên” Khai quốc công thần” nền giáo dục nước nhà, bước đầu Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ (CTCS) đã cho khảo cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn sách Các vị Tư nghiệp và Tế tửu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu cho đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các Hoàng tử và con em các hoàng thân quốc thích trong triều, về sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi bốn phương.
    • Các Vị Tư Nghiệp Và Tế Tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội
    • NXB Văn Hóa Thông Tin 2010
    • Nguyễn Hoàng Điệp
    • 246 Trang
    • PDF-SCAN
    Link download
    http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/7524
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page