Cấu Trúc Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học (NXB Tri Tức 2008) - Thomas Kuhn, 227 Trang

Discussion in 'Triết Lý Học' started by quanh.bv, Nov 12, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Như đa số các lĩnh vực nghiên cứu, người ta cũng chia triết học làm nhiều ngạch khác nhau, thể như triết học xã hội và chính trị, triết học tôn giáo, triết học nghệ thuật và văn hóa, siêu hình học, tri thức luận, v.v… Trong gần hai thế kỷ lại đây, khi khoa học phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí trung tâm trong nền văn hóa nhân loại, đồng thời với sự xuất hiện ngày càng nhiều những sai lệch trong cách quan niệm của mọi người về khoa học, thì một bộ môn mới nữa của triết học lại ra đời và lớn mạnh, đó là Triết học về Khoa học [philosophy of science] (hoặc còn những tên gọi khác như khoa học học hay khoa học luận), nhằm trả lời những câu hỏi đại loại như: Khoa học tiến bộ như thế nào? Khoa học có tính thống nhất không hay không thể có một khoa học thống nhất? Phải chăng chúng ta đang sống trong thời đại phát triển rực rỡ của khoa học? Khoa học rồi có cáo chung không? Công nghệ liệu có thể vẫn tồn tại và phát triển mà không cần khoa học? Các khoa học xã hội và nhân văn có phải là khoa học? Khoa học độc lập với những thiên kiến của con người hay luôn bị trói buộc bởi hệ tư tưởng v.v... Thật ra những tư tưởng triết học về khoa học đã manh nha từ buổi bình minh của triết học phương Tây và nhiều ý tưởng cũng đã được các triết gia lớn như Kant, Hegel… phát triển rải rác trong dòng tư duy của họ, nhưng chỉ với thuyết thực chứng của Auguste Comte và hiện tượng luận của Edmund Husserl thì bộ môn này mới bắt đầu được hình thành rõ nét và được quan tâm đặc biệt hơn. Triết học khoa học nở rộ vào nửa đầu thế kỷ XX với Câu lạc bộ Wien, với chủ thuyết thực chứng mới, chủ thuyết thực chứng logic, với các tên tuổi như Rudolf Carnap, Jaakko Hintika, Imre Lakatos... Nó còn được chia làm nhiều nhánh nhỏ như triết học vật lý, triết học sinh học, triết học logic... Trong nửa cuối thế kỷ XX, với sự phát triển vũ bão của khoa học, triết học khoa học cũng lớn mạnh không ngừng với các tên tuổi nổi danh như Karl R. Popper, Paul Feyerabend và Thomas S. Kuhn.
    • Cấu Trúc Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học
    • NXB Tri Tức 2008
    • Thomas Kuhn
    • Dịch: Nguyễn Quang A
    • 227 Trang
    • File PDF-True
    Link Download
    http://minhtrietviet.net/lemontee/w...4/06/CAU-TRUC-CAC-CUOC-CACH-MANG-KHOA-HOC.pdf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Apr 25, 2018

Share This Page