Tiểu thuyết viết về bà Nguyễn Thị Minh Khai. Minh Khai quê gốc Từ Liêm, Hà Nội, theo gia đình vào sống ở thành Vinh, Nghệ An. (Do vậy bà đã từng mang tên là Vịnh; Vịnh là tên cũ của thành Vinh). Năm 1930, Minh Khai trở thành đảng viên Cộng sản Đông Dương, được cử ra nước ngoài hoạt động. Bà công tác ở văn phòng Chi nhánh Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Hương cảng. Nguyễn Thị Minh Khai được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt, giáo dục, bồi dưỡng. Cuối năm 1934, Nguyễn Thị Minh khai tham gia đoàn đại biểu của đảng ta do Lê hồng Phong làm trưởng đoàn đi dự Quốc tế cộng sản lần thứ bảy tại Moscow. Trong dịp này hai anh chị đã thành hôn. Năm 1935 về nước, được chỉ định làm bí thư thành ủy Sài Gòn. Nguyễn Thị Minh Khai ra sức hoạt động đẩy nhanh phong trào cách mạng cùng với cả nước đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống, giải phóng phụ nữ, chống phản động thuộc địa và các loại tay sai, chống phát xít và chiến tranh; chống bọn Trôtxkit xuyên tạc đường lối của Đảng. Khi đang hoạt động thành lập Mặt trận phản đế và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 7-1940, vì bị một tên phản bội chỉ điểm, Nguyễn Thị Minh Khai bị địch bắt. Pháp dùng mọi thủ doạn dã man tra tấn để khai thác tài liệu, tin tức bí mật của Đảng, nhưng Nguyễn Thị Minh Khai vẫn trung kiên bất khuất. Địch thất bại, chúng tuyên án tử hình người nữ đảng viên cộng sản. Ngày 28-8-1941, Nguyễn Thị Minh Khai đã anh dũng hy sinh ở Hóc Môn cùng một số đồng chí khác. Hoài Anh tái dựng hai nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và yêu thương các bậc cách mạng tiền bối. Tác giả kể lại phong trào đấu tranh chống Pháp do Đảng cộng sản lãnh đạo. Trên cái nền ấy, tác giả thể hiện hình ảnh của các chiến sỹ cộng sản như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ văn Tần, Lê Duẩnm Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Quang Thái (là người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đa hy sinh)... Một số nhân vật chính diện như Nguyễn Thị Giáp Tốt (tức Nguyễn Thị Thập), Nguyễn Văn Tiến (người vẽ lá cờ Tổ quốc), bà hai Sóc... tác giả viết về những nhân vật có chính kiếm khác như: Tạ Thu Thâu, Đinh Nho Hàng... nhưng biết phân tích sâu hoàn cảnh lịch sử nên mức đô phê phán có lý có tình. Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Quyển 16 Chim Gọi Nắng NXB Văn Học 2006 Hoài Anh 272 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1G5hNNvSLJZahNRqSfUuvv-_vVZitGlE-https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1