Chim Yến Và Kỹ Thuật Nuôi Lấy Tổ (NXB Khoa Học Tự Nhiên 2007) - Nguyễn Khoa Diệu Thu, 159 Trang

Discussion in 'Tủ Sách Nông Lâm' started by quanh.bv, Mar 29, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Chim Yến Và Kỹ Thuật Nuôi Lấy Tổ
    NXB Khoa Học Tự Nhiên 2007
    Nguyễn Khoa Diệu Thu
    159 Trang
    Trong một thời gian dài, sản lượng yến hang động của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-4 tấn. Nhờ phát triển nuôi yến trong nhà, năm 2011 đạt khoảng 10 tấn, doanh thu khoảng vài chục triệu đô la, là một con số rất nhỏ so với doanh thu toàn bộ nghề nuôi yến của các nước Đông Nam Á với tổng sản lượng yến lên tới 3750 tấn. Tuy nhiên, nuôi yến tại Việt Nam đã dần dần thành một nghề mới có nhiều triển vọng. Với lòng mong muốn nghề này phát triển ổn định, đóng góp một giá trị nhất định trong nền kinh tế của đất nước, tháng 5/2013, tác giả Nguyễn Khoa Diệu Thu đã cho tái bản lần 1 có bổ sung sữa chữa cuốn sách “ Chim yến và kỹ thuật nuôi lấy tổ”. Cuốn sách dày 265 trang, 95 hình ảnh, 27 tài liệu tham khảo. Như lời giới thiệu trong sách đã ghi: “Không ngừng cập nhật thông tin mới, công nghệ mới về nghề nuôi yến của một số nước quanh vùng; quan sát phân tích các kết quả thực nghiệm nhận được thông qua hoạt động tư vấn của tác giả với các nhà nuôi yến và với các Công ty Yến ở Việt Nam; giúp người sản xuất nắm các kiến thức cơ bản về sinh học chim yến, về thương mại tổ yến, kỹ thuật nuôi; gợi ý cải tiến kỹ thuật; sắp xếp các vấn đề cho có hệ thống để người nuôi yến dể tìm hiểu, đó là các mục tiêu hướng tới của cuốn sách này nhằm góp thêm hiệu quả cuối cùng là tăng sản lượng tổ yến, số lượng chim yến hàng và phát triển ổn định đúng hướng nghề nuôi yến lấy tổ ở nước ta”.
    Về sinh học cuốn sách hệ thống hóa các tư liệu về phân loại, sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng, tập tính sinh sống, hình ảnh các loại thức ăn của chim yến, bệnh tật của chim con và chim trưởng thành. Những kiến thức cơ bản này là rất cần thiết cho người nuôi, giúp tránh tình trạng phát triển theo phong trào dẫn đến thất bại như một số đối tượng nuôi trước đây. Để đạt năng xuất cao mối quan hệ giữa hiểu biết sinh học và kỹ thuật là khá rõ. Lấy thí dụ, tập tính tự nhiên của chim yến là bay vào nhà theo hướng xiên một góc 30-45 độ vì vậy người nuôi yến phải thiết kế cửa sao để chim yến bay vào thuận lợi không bị cản trở; hoặc, mặc dù chim yến có thể định hướng bay trong bóng tối nhưng chúng cần một chút ánh sáng để biết mà thức dậy ra đi kiếm ăn vào buổi sáng, vậy ánh sáng phòng cuối cùng phải bố trí thế nào.
    Về mặt thương mại tổ yến: Cuốn sách cũng đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất, thương mại, phát triển của nghề nuôi yến nước ta và các nước trong vùng. Chất lượng tổ yến phụ thuộc khá rõ vào chất lượng và số lượng thức ăn của vùng nuôi, vào mùa vụ thu hoạch, và cả vào kỹ thuật. Ví dụ, tại các vùng và mùa vụ có nhiều thức ăn thiên nhiên phong phú thì hàm lượng protit trong tổ yến cao hơn. Nhà yến để bẩn chất đống nhiều phân không dọn quét thì tổ bị biến vàng và chuyển màu, hàm lượng nitrit trong tổ yến có thể bị tăng lên. Sách giới thiệu thêm những tư liệu chi tiết, thí nghiệm minh chứng tổ yến có tác dụng phòng chống ung thư ruột kết, và khả năng phòng chống cúm; bên cạnh đó, trong sách cũng vạch ra những tồn tại trong nghề nuôi yến hiện nay và mặt trái của sự phát triển nóng, sự thất thu do không xuất khẩu được xẩy ra vào cuối năm 2011 tại Malaysia, khi những người nuôi và buôn bán tổ yến chạy theo lợi nhuận đã sử dụng những biện pháp không chuẩn xác để nhuộm màu chế tạo ra tổ yến đỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ và kết quả là giá tổ yến Malaysia giảm xuống rõ rệt .
    Về phương diện kỹ thuật: Sách đã cập nhật những kỹ thuật mới trong nghề nuôi yến nói chung, đưa vào nhiều hình ảnh minh họa giúp người nuôi dễ hiểu dễ nắm bắt kỹ thuật. Đặc biệt đã giới thiệu công nghệ nuôi chim con gần đây, xây dựng phản xạ để chim tự ăn thức ăn nhân tạo, phương pháp dụ chim con nuôi trở về nhà của nó, nuôi chim rơi, nuôi yến khép kín trong nhà lồng.
    Xây dựng kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim con yếu và chim rơi ở những nhà yến đông chim cần được đặt ra rõ rệt hơn, bởi khi vì một lý do nào đó chim yến con bị rơi xuống, chúng sẽ không bao giờ được bố mẹ cho ăn và sẽ chết. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân xẩy ra hiện tượng chim con chết hàng loạt trong nhà yến vào mùa sinh sản cuối tháng ba đầu tháng tư vừa qua, lúc chưa vào mùa mưa, côn trùng thiếu, nhiệt độ môi trường ngoài nhà yến lên cao, điều kiện môi trường trong nhà yến không tốt…
    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Tủ Sách Chăn Nuôi

    http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/73394.pdf

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page