Chính Sách Dân Tộc Của Các Chính Quyền Nhà Nước Phong Kiến Việt Nam (NXB Chính Trị 2001)- Lâm Bá Nam

Discussion in 'Quản Lý Nhà Nước' started by minhanh12, Oct 17, 2020.

  1. minhanh12

    minhanh12 Member

    upload_2022-6-22_14-42-7.png
    Là một quốc gia đa dân tộc, từ rất sớm, các dân tộc ở nước ta đã góp phần xứng đáng trong tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam, làm nên bức tranh phong phú, đa dạng về lịch sử - kinh tế - văn hóa - xã Nam ở nước ta. Để vượt qua bão táp của lịnh sử, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, giữ vững chủ quyền dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết, đảm bảo cho sự vững bền của sức mạnh quốc gia, ông cha ta đã sớm nhận thức vấn đề dân tộc và từng bước xây dựng chính sách tương ứng với các điều kiện lịch sử và yêu cầu của đất nước đặt ra.
    Từ buổi đầu dựng nước và sau đó là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vấn đề dân tộc mới chỉ xuất hiện dưới dạng sơ khai, trong đó chủ yếu là gương cao ngọn cờ độc lập tự chủ để tập hợp mọi lực lượng dưới ngọn cờ đại nghĩa. Từ lời thề sông Hát, Hai Bà Trưng “hô một tiếng mà cả 65 thành vùng dậy” như lời ghi trong sử cũ chính là thể hiện sự tập hợp ấy. Chính sách dân tộc chỉ có thể ra đời một cách thực sự khi ông cha ta bắt tay xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ thế kỷ XI.
    Ngay từ thời Lý - Trần, ông cha ta đã coi vùng miền núi là “phên dậu” có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vì vấn đề sống còn luôn luôn đặt ra là “Xã tắc biên cương lo phòng thủ”. Các triều đại thường xác định đây là “trọng trấn”, là “bình phong phên chắn của trung đô”. Và do đó, trong suốt 9 thế kỷ, bất cứ triều đại nào cũng ban hành các chính sách, biện pháp đối với các dân tộc thiểu số ngay từ khi xây dựng vương triều của mình. Lý Thái Tổ ngay sau khi lên ngôi đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân. Lê Lợi và cả Quang Trung sau này ngay khi khởi nghĩa đã gương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc. Gia Long vừa lên ngôi đã ban bố các chính sách với cư dân miền Thượng... Và vì thế chính sách dân tộc được xây dựng, thực thi một cách nhất quán đối với từng vương triều.
    • Chính Sách Dân Tộc Của Các Chính Quyền Nhà Nước Phong Kiến Việt Nam
    • NXB Chính Trị 2001
    • Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam
    • 131 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/107fP7ntCdIfoJ2GASLaMe-hyDCxhlWVi
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jun 30, 2023

Share This Page