Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Văn Học Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX - Trần Đăng Suyền, 560 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by quanh.bv, Apr 3, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-4-28_0-36-20.png
    Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, văn học VIệt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa, với tốc độ càng ngày càng lớn. Cũng từ đó, nền văn học nước ta đã hình thành nhiều khuynh hướng văn học; và từ khoảng 1930 đến 1945 người ta thấy thực sự xuất hiện nhiều trào lưu, trong đó có trào lưu văn học hiện thực - một trào lưu đạt được thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật.
    Trong nền văn xuôi quốc ngữ, văn học hiện thực có vị trí đặc biệt quan trọng và đóng góp to lớn vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Trào lưu văn học này đã tập hợp được nhiều cay bút đầy tài năng và đã đóng góp cho lịch sử văn học nước nhà nhiều tác phẩm xuất sắc, không chỉ có tiếng vang trong nước mà còn được dịch và nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
    Cũng như những trào lưu văn học khác, chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng văn học có tính chất lịch sử, gắn liền với thời đại sản sinh ra nó. Các trào lưu văn học ra đời sau chủ nghĩa hiện thực, một mặt đã kế thừa thành tự của chủ nghĩa hiện thực, mặt khác đã có những cách tân, đổi mới sâu sắc, tạo nên sự tiến bộ trong nghệ thuật.
    • Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Văn Học Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2010
    • Trần Đăng Suyền
    • 560 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1QLHfBy-yloWNhSo6ua0HpagAalCnj2B0
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Apr 28, 2024

Share This Page