Không chỉ biên soạn về Linh Tự Dân Tộc không thôi, Đào Mộng Nam còn quãng diễn tác động, chức năng quan yếu của Chữ Nho trong quá trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục: Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện Đại Học Huế, Phật Học Viện Quảng Đức, Phật Học Đường Huệ Nghiêm, và Hội Khổng Học Việt Nam. Đào Mộng Nam và những người hằng quan tâm đến tiền đồ Việt Học không chỉ giảng dạy Chữ Nho trong giới hạn của một môn học thuộc giáo trình của những khóa học bậc đại học, nhưng còn ôm ấp ước vọng xây dựng lại Chữ Nho ở cấp trung học để những thế hệ người Việt mai hậu lớn lên, hành xử, vận động được sức mạnh Tổng Hợp của Ngôn Ngữ Dân Tộc trên ba cột trụ Nho - Nôm- Quốc Ngữ (ABC). Các tác phẩm NHO-NÔM-ABC TỰ ĐIỂN, và Chữ Nho Linh Tự của Văn Minh (hợp soạn cùng Nguyễn Tiến Văn) đồng nằm trong chủ đích làm sống lại một cách có hệ thống nguồn lực bất diệt của ngôn ngữ tiền nhân. Tiếc thay, ước vọng của Đào Quân cũng như Cố Linh Mục Kim Định nhằm xây dựng một nền Việt Lý từ, với Chữ Nho buổi cuối đời vẫn chỉ là một giấc mộng.. Như Giấc Mộng Lớn của Dân Tộc Việt bị phá vỡ trong cuộc chiến hủy diệt dậy nên từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 - Sáu-mươi năm trước mà nay dấu vết tàn hại vẫn còn nguyên tác động với chế độ gọi là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở quê nhà. Chữ Nho Tự Học Quyển 2 NXB Sài Gòn 1970 Đào Mộng Nam 203 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1BVNtY2TY2CxY713vXO0dTHKFl1vvxktEhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1