Chữ Trên Đá Chữ Trên Đồng Minh Văn Và Lịch Sử (NXB Tri Thức 2019) - Hà Văn Tấn, 228 Trang

Discussion in 'Khảo Cổ Học' started by quanh.bv, Apr 14, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2025-3-2_21-16-19.png
    Minh văn là những dòng chữ trên bia đá, chuông đồng và một số cổ vật. Hiện nay có một số người có khuynh hướng muốn gọi minh văn là văn khắc. Mặc dù, minh có nghĩa là khắc, và inscription bắt nguồn từ chữ Scribes cũng có nghĩa là khắc. Nhưng tôi không muốn dùng từ văn khắc, vì có những dòng chữ không phải khắc mà là viết ví dụ như những dòng chữ trên đồ gốm hoa lam. Từ một phần tư thế kỷ (1976 - 2001), trong việc nghiên cứu lịch sử, tôi đã tham dự vào một cuộc săn đầy hứng thú, cuộc săn các minh văn. Trong cuộc săn đó, tác giả đã đạt những kết quả bất ngờ, đã có những phút giây hạnh phúc trong việc đọc các văn bản quan trọng. về lịch sử miền Bắc, tác giả đã nghiên cứu các minh văn thời Bắc thuộc. Chẳng hạn như dòng chữ trên ngôi mộ thời Nam Tề ở Hà Tây, cho ta biết cuộc khởi nghĩa của Lư Tuần mà không có trong một sử liệu nào. Tác giả đã đọc các văn bản sử liệu duy nhất về thế kỷ X của Việt Nam như các cột kinh Hoa Lư và sau này là bài ký trên quả chuông thời Ngô ở Từ Liêm. Trên cột kinh Phật ở Hoa Lư, ta nhận thấy các sắc thái Mật tông của Phật giáo, trên chuông ở Từ Liêm ta cũng thấy tổ chức Đạo giáo đầu thời tự chủ, và còn phản ánh nhiều sự kiện khác, ví dụ các cột kinh cho ta biết việc Đinh Liễn giết em, cũng như quả chuông thì cho ta biết các hương thời Ngô. Các văn bản này có thể giúp ta mường tượng thấy được nền văn minh Đại Việt thế kỷ X.
    • Chữ Trên Đá Chữ Trên Đồng Minh Văn Và Lịch Sử
    • NXB Tri Thức 2019
    • Hà Văn Tấn
    • 228 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1pON_xR2KN_GolIEi_0z4LH8BFVW4Xj2z
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 2, 2025

Share This Page