Lúc đó là ngàn chín trăm sáu ba. Đêm cuồng bạo và ngày không mặt trời. Đầu chúng ta cụng đạn, cổ kề lưỡi lê, chân giẫm vào vực thẳm. Đơn độc và tự lực tới mức độ thần thánh. Bỗng ngọn đuốc Tỉnh Thức bùng lên soi Đường và sưởi ấm niềm tin: Bồ Tát, Quảng Đức hoá Lửa và tuyên Lời. Ý thức đã đập vỡ ý thức trong lòng ý tưởng để dũng hoạt sự tương-duyên-sinh-khởi thành sinh-thức: SINH THỨC mới Việt Nam. Kể từ đấy chúng ta mới tìm lại được Đường Lớn của mình. Chấm dứt sự vay mượn. Chấm dứt đi làm thuê ở mướn. Cũng kể từ đấy, chúng ta tìm lại được nguồn văn học của mình. Một nền văn học bao dung và trí tuệ. Khoan bàn tới nền Văn học giao hoà của ta xưa. Chỉ nhìn sơ từ nền Văn học cảm giao của thế giới, gọi là Văn học tiền chiến, cho tới nền Văn học trữ tình kháng chiến 45-49, mà qua đó những tác phẩm đã thực sự rung động cảm thức số lớn của chúng ta. Phải nhận rằng ngàn-chín-trăm-sáu-ba đánh dấu sự chuyển mình lớn của Văn học Việt Nam trong giai đoạn mới của sử tính. Dường như chúng ta trở về tổ ấm, vừa nắm bắt vũ khí sở trường chôn lâu trong hoen rỉ và lãng quên để trang bị tri thức và tâm linh mình. Không có vũ khí tinh thần nầy, chúng ta chẳng còn là chúng ta nữa. Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Có Nhau NXB Rừng Trúc 1974 Vũ Hoàng Chương 39 Trang File PDF-SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/D129D2C2B6BCCE7 https://drive.google.com/file/d/1_QWn_DzXSR_Cc0Rx9YGRVEtqwZnm8JG4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1