Cơ Cấu Tổ Chức Của Làng Việt Cổ Truyền Ở Bắc Bộ (NXB Khoa Học Xã Hội 1984) - Trần Từ, 164 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by nhandang123, Jun 11, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2023-7-28_13-40-59.png
    Một trong những đóng góp lớn của nhà Dân tộc học lỗi lạc Trần Từ cho công cuộc nghiên cứu làng xã Việt Cổ truyền là bằng tri thức Nhân học uyên thâm, và tinh thần làm việc cần mẫn trên thực địa, Ông đã nhận diện được diên mạo, xác định được chức năng và chỉ ra được sự vận hành của tổ chức Giáp trong cơ cấu và sự vận hành rất phức tạp của tổ chức làng xã Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Theo cách phân loại của Trần Từ thì Giáp là một trong năm dạng tập hợp người:
    - Tập hợp người theo địa vực: Ngõ , Xóm
    - Tập hợp người theo huyết thống: Họ
    - Tập hợp người trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện
    - Tập hợp người trong bộ máy chính quyền cấp xã
    - Tập hợp người theo lớp tuổi: Giáp
    Tổ chức giáp nhằm thoả mãn một loại quan hệ giữa người và người: quan hệ về tuổi tác. Nhà dân tộc học lỗi lạc Trần Từ đã lưu ý chúng ta rằng thái độ đề cao tuổi tác, nhất là sự tồn tại các lớp tuổi (thiết chế nhằm đề cao tuổi tác) không hẳn chỉ là ảnh hưởng thuần của lễ giáo nhà Nho mà vốn là đặc thù của nhiều xã hội “cổ sơ”. Các xã hội thị tộc (Úc bản địa; Anh điêng châu Mỹ...) nhất là của một số xã hội nông nghiệp sơ khai trong đó còn đọng lại nhiều tàn dư của chế độ thị tộc (ở Melanedi, phần nào ở Phi châu đen...). Trong lòng giáp, thiết chế các lớp tuổi, hay nói cho đúng hơn, tàn dư của nó vận hành như thế nào, và để đạt mục đích gì?
    • Cơ Cấu Tổ Chức Của Làng Việt Cổ Truyền Ở Bắc Bộ
    • NXB Khoa Học Xã Hội 1984
    • Trần Từ
    • 164 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1sVk-3w1GUAxFzstOda3QD-HAkFv5U14C
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jul 28, 2023

Share This Page