Vừa mở cuốn sách ra, tôi ngạc nhiên thấy 4 trang đầu tiên, trước cả các phần cảm tạ và lời mở đầu, là bảng liệt kê các danh (terms) và ký hiệu (symbols) dùng trong sách tương ứng với các danh và ký hiệu quốc tế. Nhưng sự sắp xếp có vẻ phá lệ này thực ra có lý và ích lợi cho những người như tôi vốn quen biết với những danh từ và ký hiệu trong giới ngữ học tây phương qua tiếng Anh và tiếng Pháp. Tác giả hẳn đã thấy rõ tầm quan trọng của danh từ chuyên môn nên đã cho danh sách của chúng vào ưu tiên một! Thú thực, tôi đã đọc kỹ bảng liệt kê này trước tiên, trở lại với nó nhiều lần trong khi nghiền ngẫm cuốn sách, và mãn nguyện được làm quen với các danh từ Việt tương đương với các danh từ Anh và Pháp, chẳng hạn như thành phần diễn thuật chính là verb phrase (VP) syntagme verbal trong tiếng Pháp, hoặc từ Việt tân tạo của tác giả như AN (cận từ của N) chính là hiện thân của adjective trong tiếng Anh và adjectif trong tiếng Pháp. Tác giả đã dùng những danh và ký hiệu này một cách nghiêm chỉnh và nhất quán trong suốt cuốn sách. Ông cũng dùng ít danh từ tân tạo, đúng như chủ trương của ông là “trong tập khảo luận này, tôi hết sức cố gắng không dùng những danh từ quá khó và nhất là những danh tân tạo.” Chính Noam Chomsky cũng hành động như thế khi ông viết cuốn sách lịch sử mang tên Syntactic Structures năm 1957, trong đó những ký hiệu trong các công thức đều dễ nhận ra, như S = sentence, N = noun, V = verb, NP = noun phrase, VP = verb phrase, Aux = auxiliary, Prt = particle, vân vân. Cơ Cấu Việt Ngữ Quyển 3 NXB Lửa Thiêng 1974 Trần Ngọc Ninh 364 Trang File PDF-SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/171B722046AA0E2 https://drive.google.com/file/d/1AI3WCHj1hJR7hNXcyJjdGYbSHJzeqpnjhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1