Cơ Sở Và Phương Pháp Tính Lịch Chăm (NXB Thanh Niên 2020) - Trượng Chóng, 153 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by duytam, Apr 23, 2017.

  1. duytam

    duytam Member

    upload_2023-12-7_20-48-53.png
    Dân tộc Việt Nam nói chung và người Chăm nói riêng trải qua quá trình sống và sản xuất, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tri thức về sự thay đổi của thời tiết, của thiên văn để có thể có cơ cấu cho mùa vụ tốt hơn. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng biệt để đánh dấu nét riêng của mình. Không ngoại lệ, dân tộc Chăm tại Ninh Thuận cũng thế họ đã để lại một kho tàng di sản văn hóa rất độc đáo. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, ngoài đền tháp, nghề tiểu thủ công truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội….thì phương pháp tính “Lịch” để sử dụng trong sinh hoạt đời sống tinh thần và sản xuất cũng là một trong những nét văn hóa riêng biệt trong kho tàng di sản văn hóa của người Chăm. Để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời, phương pháp tính lịch của người Chăm. Thư viện tỉnh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Cơ sở và phương pháp tính lịch Chăm” của tác giả Trượng Chóng. Sách được nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2020. Với 147 trang sách, in trên khổ 16x24cm. Gồm 4 phần chính:
    Phần 1: Khái niệm về lịch
    Phần 2: Cơ sở để tính lịch Chăm
    Phần 3: Phương pháp tính lịch Chăm
    Phần 4: Kết luận.
    Tác giả Trượng Chóng sinh sống và làm việc trên quê hương Ninh Thuận nên bản thân tác giả có một lợi thế là được tiếp cận và nghiên cứu vấn đề một cách dễ dàng hơn. Dân tộc Chăm sống theo hai tín ngưỡng Bàlamôn giáo và Hồi giáo ( đạo BafNi và Islam) nên trong cộng đồng đang sinh hoạt họ đã và đang dụng hai loại lịch Chăm Ahiér(lịch âm dương hỗn hợp) và lịch Chăm Awal (lịch thuần âm).
    Nội dung cuốn sách xoay quanh các vấn đề về cách tính lịch của người Chăm được dựa trên cơ sở của nhiều loại lịch trên thế giới như: âm lịch, dương lịch, âm dương lịch, lịch Trung Quốc, lịch Việt Nam …Bên cạnh đó, tập trung làm rõ cơ sở để tính lịch Chăm chỉ chia ra thành hai loại: Lịch Awal theo ngày thuần âm và lịch Ahiér là theo hỗn hợp âm và dương; các phương pháp tính lịch Chăm cần phải cập nhật sự liên hệ CAN- CHI trong sakawi Chăm, theo biểu đồ, dùng biểu tượng tính ngày, tháng lẻ, cách tính năm nhuận….
    “Cơ sở và phương pháp tính lịch Chăm” là cuốn sách cần thiết cho những nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến dân tộc Chăm, đặc biệt là lịch Chăm có tầm quan trọng trong đời sống, phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ. Đồng thời, giúp cho mọi người có thể hiểu và có cái nhìn thấu đáo hơn về cộng động người Chăm trên địa bàn, khơi dậy và tiếp tục phát huy những giá trị cần được giữ gìn, góp phần thúc đẩy giao thoa các nền giá trị văn hóa, tạo cơ hội cho dân tộc Chăm có thể hòa nhập cùng các dân tộc khác.
    • Cơ Sở Và Phương Pháp Tính Lịch Chăm
    • NXB Thanh Niên 2020
    • Trượng Chóng
    • 153 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/18WhgXH0pymQFtZSmx0Ed7nDxJ-xx8pje
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Dec 7, 2023

Share This Page