Tự Lực Văn Đoàn xuất bản các truyện “Sách Hồng” với cuốn Ông Đồ Bể của Khái Hưng, nhà in ký nộp bản ngày 31 tháng Tám năm 1939. Từ năm 1940 hai tháng in một tập Sách Hồng, mỗi cuốn có đánh số thứ tự, cho đến năm 1945, ngoài ra còn có thêm Sách Hồng Đặc Biệt không đánh số. Lây tên “Sách Hồng” vì bìa trang trí màu hồng, vẽ bông hoa hồng trên một góc; giống loạt truyện tiếng Pháp của Nhà Xuất bản Larousse, mang tên “Sách Hồng cho giới trẻ”(Les livres roses pour la jeunesse, xuất bản từ năm 1909 đến 1939, tổng cộng 719 cuốn). Những sách Livres Roses này chắc cũng phổ biến ở Việt Nam, lúc đó do Pháp cai trị, và nhiều người Việt học trường Pháp đã quen đọc tiếng Pháp. Sách Hồng của Tự Lực Văn Đoàn nhắm vào trẻ em không biết tiếng Pháp hoặc biết nhưng cha mẹ muốn khuyến khích đọc tiếng Việt. Nội dung các cuốn Sách Hồng mang tính chất giáo dục tương tự Les Livres Roses. Cách trình bày bìa, minh họa bên trong cũng chịu ảnh hưởng của bộ sách Larousse in. Sách Hồng thường ghi do tên các nhà xuất bản Ngày Nay, Đời Nay. Sau năm 1952, Nhất Linh tái bản, đề tên nhà xuất bản Phượng Giang . Khoảng thập niên 1960 thành viên của gia đình Khái Hưng thành lập nhà xuất bản Văn Nghệ, và cũng cho tái bản Sách Hồng của Khái Hưng với tiêu đề “Sách-Hồng Khái-Hưng”, thí dụ: Để của bí mật, 1960, bìa màu đỏ cũng vẽ hoa hồng. Sách Hồng Đặc Biệt Con Chim Họa Mi NXB Đời Nay 1944 Hoàng Đạo 44 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitro.download/view/5D5D1FABC471EAAhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1