Con Đường Cổ Xưa (NXB Lao Động 2013) - Pháp Không, 428 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by admin, Sep 15, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Con Đường Cổ Xưa
    NXB Lao Động 2013
    Dịch giả: Pháp Không
    Tác giả: Nayaka Mahathera Piyadassi (1914-1998)
    428 Trang​
    “Trong tư tưởng Phật giáo, không chấp nhận hay tin tưởng có sự hiện hữu của một đấng sáng tạo, dù bằng bất cứ hình thức nào, nắm quyền thưởng phạt những việc làm thiện ác của các chúng sanh do vị ấy tạo ra. Người Phật tử nương tựa nơi Đức Phật (Buddham saranam gacchàmi) nhưng không với hy vọng rằng họ sẽ được bậc Đạo Sư cứu độ. Hoàn toàn không có sự bảo đảm như vậy. Đức Phật chỉ là người thầy khai thị con đường và hướng dẫn những người theo mình đi đến sự giải thoát cá nhân của họ.

    Một tấm bảng chỉ đường ở ngã ba chẳng hạn, là để chỉ hướng đi, phần còn lại của người lữ hành là bước theo con đường, cẩn trọng từng đường đi nước bước của mình. Tấm bảng chắc chắn không đưa họ đến nơi mong muốn được.

    Nhiệm vụ của người lương y là chẩn bệnh và bốc thuốc, phần còn lại của bệnh nhân là uống thuốc. Thái độ của Đức Phật đối với những người theo Ngài cũng giống như thái độ của một vị thầy hay của một vị lương y đầy lòng bi mẫntrí tuệ vậy. »

    « Không có sự sống vĩnh hằng trên thiên đường hay dưới địa ngục trong tư tưởng Phật giáo. Sanh đi trước tử và tử cũng đi trước sanh, vì vậy cặp sanh tử này cứ theo nhau liên tiếp không ngừng. Tuy nhiên vẫn không có một Linh Hồn, Bản Ngã, hay thực thể cố định nào chuyển di từ kiếp này đến kiếp khác. Mặc dù con người là một đơn vị tâm-vật lý bao gồm hai phần vật chất và tinh thần (tâm), nhưng tâm không phải là một Linh Hồn hay Bản Ngã, theo nghĩa của một thực thể vĩnh hằng, một cái gì đó được tạo sẵn và thường hằng. Tâm chỉ là một lực, một dòng tương tục năng động có khả năng tồn trữ những ký ức không chỉ trong kiếp này, mà cả những kiếp quá khứ nữa. Đối với các nhà khoa học, vật chất là một năng lực ở trạng thái căng thẳng, biến đổi liên tục không có một thực chất nào cả. Còn tâm đối với các nhà tâm lý học, cũng không còn là một thực thể cố định. Khi Đức Phật nhấn mạnh rằng cái gọi là con người hay cá thể chỉ là một sự kết hợp của các tâm và vật lực thay đổi liên tục, phải chăng Ngài đã đi trước khoa học và tâm lý học hiện đại hơn 25 thế kỷ ?. »
    Link đọc online: http://www.budsas.org/uni/u-cdcoxua/cdcoxua00.htm
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page