Con Đường Củng Cố An Ninh Và Hợp Tác Ở Đông Á (NXB Khoa Học Xã Hội 2016) - Nguyễn Quang Thuấn

Discussion in 'Chính Trị Học' started by quanh.bv, Mar 28, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-6-30_16-52-39.png
    Nhiều nước và một số tổ chức, định dạng liên kết trong khu vực Đông Á đã và đang khẳng định mình một các mạnh mẽ, đúng tinh thần thế kỷ XXI của Châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ trỗi dậy, vị thế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Việt Nam… được củng cố và tăng cường trên trường quốc tế. Hiện trạng mới ở khu vực dẫn tới việc một số thế lực dân tộc chủ nghĩa nảy sinh tham vọng địa chính trị muốn thâu tóm thế giới, bất chấp các chuẩn mực và luật pháp quốc tế. Những nước nhỏ, yếu cả về tiềm lực kinh tế lẫn quân sự phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo an ninh. Các nước ngoài khu vực có lợi ích cũng tích cực “can dự” vào tình hình khu vực. Kết quả là, Đông Á trở thành đấu trường tranh giành lợi ích địa chính trị của nhiều thế lực và đang bị dấn sâu vào vòng xoáy bất ổn.
    Trong cấu trúc an ninh mới tại Đông Á, vị thế và cai trò của nhân tố Hoa Kỳ và Nga - hai nước chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) từ năm 2011, ngày càng trở nên quan trọng. Hoa Kỳ có các đồng minh và hiệp định quân sự tại Đông Á, và là “thủ lĩnh” của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP. Nga có mối quan hệ chặt chẽ, ngày càng đem lại hiệu quả nổi bật. Đối tác đối thoại Nga - ASEAN, trong đó quan hệ Nga - Việt Nam đang đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Nhân tố Hoa Kỳ và Nga hiện đang là đối trọng góp phần làm giảm căng thẳng an ninh ngày càng gia tăng tại Đông Á. Đáng tiếc là, hiện nay Đông Á chưa có cơ chế đảm bảo an ninh đủ mạnh để có thể tranh thủ được sự ủng hộ của tất cả các “đối thủ” trong khu vực.
    Do vậy, cần có một cơ chế đa phương cảnh báo sớm để ngăn ngừa khủng hoảng. Tính đa dạng của Đông Á, cũng như lợi ích của các siêu cường và cường quốc trong khu vực này, nhất định phải tính tới tính chất của các mối quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới. Cách thực tế nhất là phải xây dựng cơ chế đảm bảo an ninh trên cơ sở “Phương pháp ASEAN” của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã được thời gian thử nghiệm. Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề đang diễn ra tại Đông Á, các nhà khoa học Viện Viễn Đông và một số viện nghiên cứu khác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có Viện Nghiên cứu Trung Quốc, bằng kinh nghiệm trong nghiên cứu lĩnh vực quốc tế học, khu vực học, Phương Đông học đã cùng nhau nghiên cứu công trình “Con đường củng cố an ninh và hợp tác Đông Á”. Cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Nga và tiếng Việt
    • Con Đường Củng Cố An Ninh Và Hợp Tác Ở Đông Á
    • Nguyễn Quang Thuấn, Mazyrin V. M
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2016
    • 528 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1f9zf9ULDAjqV0YNRLEmxCUxW1-2EM1Oa
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jun 30, 2024

Share This Page