Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà văn. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động biến đổi phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn cũng thay đổi. Vì vậy, quan niệm về con người là một trong nhữngvấn đề then chốt của đổi mới văn học. Thông qua việc nghiên cứuquan niệm con người, chúng tôi xác định được mức độ chiếm lĩnh,thể hiện, cắt nghĩa về con người ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, ở chiều sâu không gian lẫn thời gian của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Nhờ đó,chúng ta có thể đánh giá được sự đóng góp của một hiện tượng vănhọc qua phương thức phản ánh nội dung và hình thức biểu đạt nghệ thuật cho tiến trình phát triển văn học. Từ sau 1986, nhờ công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn ViệtNam có sự thay đổi về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiệnthực đời sống con người. Theo đó, họ có cơ hội nhìn lại, làm mớiquan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẩm mỹ mớiphù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học. Con người trong văn học thời kỳ Đổi mới được các nhà văn quan niệm không còn đơn giản,xuôi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn diện hơn. Nhờ sự thay đổi quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều. Chính vì vậy, cấu trúc thế giới nghệ thuật ở mọi thểloại văn học, từ đề tài, chủ đề phản ánh, kiểu thức kết cấu cho đến thế giới nhân vật, đã có những thay đổi sáng tạo, thử nghiệm mới mẻ, giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người. Con Trười Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Thời Kỳ Đổi Mới NXB Đại Học Quốc Gia 2014 Nguyễn Thị Kim Tiến 216 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1oiwW2Mkwf-q-92czEb0ZwffsrliQw9Yvhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1