Công Đức Đức Phật Mẫu Và Cửu Vị Nữ Phật (Quý Sửu 1973) - Trần Văn Rạng, 147 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by quanh.bv, Oct 26, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Công Đức Đức Phật Mẫu Và Cửu Vị Nữ Phật
    Quý Sửu 1973
    Trần Văn Rạng
    147 Trang
    Tín ngưỡng Việt Nam phản ánh đậm nét nguyên lý âm dương, từ Trời Đất, Tiên Rồng cho đến Cha Mẹ. “Đạo thờ Cha mẹ tâm linh dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Bởi đó chính là tinh thần văn hoá, là kinh nghiệm lịch sữ, là sự độc đáo của Việt Nam không thể xoá bỏ được”.
    Song hành với nguyên lý âm dương là khuynh hướng đề cao nữ tính như Phật Mẫu, Thánh Mẫu, Mẹ sanh, Mẹ độ…nhất là việc tôn thờ Mẫu Liễu (Ngũ Nương DTC) ở các tỉnh phía Bắc và việc thờ Đức Phật Mẫu ở các tỉnh phía Nam trở thành Đạo Mẫu (Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, Hà Nội 1996). Đạo Cao Đài đề cao Tam giáo, thờ Phật Mẫu đã bắt nguồn từ truyền thống văn hoá nông nghiệp của đất nước ta.
    Không phải ngẫu nhiên mà Đức Hộ Pháp chọn tranh Hán Võ Đế (140-78) rước Đức Phật Mẫu đắp vẽ làm
    biểu tượng tôn vinh trong ngôi đền thờ Phật Mẫu, mà bắt nguồn từ sự quy nguyên Tam Giáo. Trong bức tranh có đủ Tam Giáo: Phật Mẫu (Phật giáo), Đông Phương Sóc (Tiên giáo), Hán Võ Đế (Nho giáo). “Ông (Hán Võ Đế) đã theo lời dạy khuyên của Đổng Trọng Thư ra lệnh bãi bỏ các học thuyết khác, lần đầu tiên đưa Nho giáo lên địa vị Quốc giáo”.
    Đạo Cao Đài không những thờ Đức Phật Mẫu trong một đền riêng mà bên cạnh đó còn “13 mụ bà” gồm Cửu vị Nữ Phật và bốn vị: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật. Đó là hội các bà mẹ bảo trợ con người, nhằm độ người từ lúc hoài thai, lớn lên, chết, rồi chuyển kiếp…

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page