Cốt Nhục Của Thiền (NXB Phương Đông 2007) - Trần Trúc Lâm, 206 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by nhandang123, Jul 14, 2015.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    [​IMG]
    Cốt Nhục Của Thiền
    NXB Phương Đông 2007
    Trần Trúc Lâm
    206 Trang
    Cho đến nay, trong Phật giáo có nhiều loại thiền. Khái quát có thể phân chia thành hai loại: Như Lai Thiền và Tổ Sư thiền. Như Lai thiền là những loại thiền truyền thống được ghi chép một cách cụ thể trong Kinh (Sutta) hay Luận (Abhidhamma), như là thiền Tứ niệm xứ (cattāro sati-patthānāni), thiền Niệm hơi thở (Anapanasati)…. Tổ Sư thiền là loại thiền được các Tổ Sư, Thiền Sư sáng lập, như các phái thiền Lâm Tế, Tào Động…Trung Quốc, có tính chất đặc thù, mang theo sắc thái văn hóa tư tưởng của địa phương. Theo nguồn tư liệu Thiền học Trung quốc cho rằng, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) là người mang Thiền từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, nhưng mãi cho đến Tổ thứ sáu là Huệ Năng (CN 638-713) thì thiền phái mới bắt đầu được người dân Trung Quốc chú ý đến, có nghĩa là Thiền học Ấn độ phải trải qua giai đoạn bản địa hóa – đem cái phong cách thiền Ấn độ chuyển thành Thiền Trung Quốc mang đâm nét văn hóa bản địa. Đó là lý do tại sao ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (CN 602-675) không chọn Thần Tú (CN 605- 706)mà chọn Huệ Năng làm người được truyền tâm ấn thành Tổ thứ 6.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page