Văn học nghệ thuật của một đất nước thì mang những đặc trưng riêng của đất nước đó. Tuy nhiên trong quá trình phát triển văn học nghệ thuật cũng chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài, vì thế khi thì nó phát triển theo con đường đúng đắn, có khi lại đi lệch hướng. Và sự lệch lạc đó trong văn học nghệ thuật nó cũng gây những tác động tiêu cực tới nếp sống và cách suy nghĩ của con người. Trong tiểu thuyết “Cư kỉnh” tác giả Hồ Biểu Chánh đã nói lên được thực tế đó ở Việt Nam thời gian đầu thế kỷ XX. Nhân vật Chí Cao trong “Cư kỉnh” là một điển hình cho sự băng hoại đạo đức của một bộ phận trí thức thế kỷ XX. Chí Cao – một tiểu thuyết gia tên tuổi được nhiều độc giả biết tới, nhưng anh đã lợi dụng văn chương để làm u muội và lừa gạt tình cảm độc giả của mình. Cuối cùng anh đã phải trả giá cho những việc không tốt mà anh đã gây ra. Với cách hành văn giàu chất Nam Bộ, lối nói nhẹ nhàng thủng thỉnh, ngôn từ giản dị, trong khoảng hơn năm mươi trang nội dung Hồ Biểu Chánh đã cho ta thấy được phần nào sự phát triển văn học Việt Nam thời kỳ đầu của thế kỷ XX và sự suy đồi nhân cách của một bộ phận trí thức thời kỳ đó. Tiểu thuyết giàu giá trị phê phán đồng thời cũng giúp ta sáng tỏ một chân lý sống: Gieo nhân nào thì hái quả đó, gieo gió thì phải gặp bão. Vì thế mà Chí Cao lừa gạt tình cảm của cô Túy đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Cư Kỉnh NXB Đại Việt 1942 Hồ Biểu Chánh 164 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/A8DF565A9EB4203https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1