Đặc Điểm Văn Học Việt Nam Trung Đại Những Vấn Đề Văn Xuôi Tự Sự (NXB Giáo Dục 2003) - Nguyễn Đăng Na

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by quanh.bv, Mar 22, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-7-24_13-39-21.png
    Quá trình phát triển văn học trung đại là quá trình hình thành và diễn biến của từng thể loại cụ thể. Không kể văn học chức năng, văn học nghệ thuật trung đại gồm một số thể loại chính sau đây : phú (Hán và Nôm), thơ luật (Hán và Nôm), diễn ca lịch sử (theo thể lục bát hoặc song thất lục bát), ngâm khúc (theo thể song thất lục bát), truyện Nôm (theo thể lục bát, song thất lục bát, hoặc luật Đường), hát nói, truyện văn xuôi (chủ yếu viết bằng chữ Hán), tiểu thuyết chương hồi... Tóm lại, về thơ có : thơ Hán, thơ Nôm, diễn ca lịch sử, ngâm khúc, truyện Nôm; về văn xuôi tự sự có truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi; về văn chương biểu diễn có hát nói, chèo. Các thể loại văn học đó tạo nên diện mạo văn học Việt Nam thời trung đại và chúng giống như một quần thể sinh thái, vừa nương tựa vào nhau để tồn tại, phát triển, lại vừa cạnh tranh, bài trừ nhau. Nhưng, dù cạnh tranh hay bài trừ nhau, bao giờ chúng cũng tạo ra thế "cân bằng", ổn định để làm sao thoả mãn tới mức cao nhất nhu cầu thẩm mĩ mà thời đại đặt ra. Chính sự tiến triển xã hội sẽ tạo ra những "xô đẩy" về quy mô của từng thể loại văn học cụ thể. Truyện văn xuôi cũng nằm trong sự "xô đẩy" này và nằm trong tiến trình chung của văn học trung đại Việt Nam.
    • Đặc Điểm Văn Học Việt Nam Trung Đại Những Vấn Đề Văn Xuôi Tự Sự
    • NXB Giáo Dục 2003
    • Nguyễn Đăng Na
    • 165 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1EvoybUI2qaGC_0I_sdIon5SkfeIzD3rP
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jul 24, 2024

Share This Page