Đặc Trưng Từ Vựng Thơ Mới 1932-1945 (NXB Giáo Dục 2013) - Vũ Thị Ân, 250 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by quanh.bv, May 26, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-9-5_13-27-51.png
    Trước Thơ Mới, thơ truyền thống là bộ phận cốt yếu của dòng văn chương bác học Việt Nam trong nhiều thế kỉ. Chính dòng văn chương này đã lưu giữ lại ngôn từ dân tộc. Thơ Mới xuất hiện đánh dấu một bước phát triển của ngôn ngữ thơ nói riêng và của tiếng Việt nói chung. Thơ Mới từng trải qua “những bước thăng trầm” trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, nhưng vượt lên mọi thử thách khắc nghiệt của lịch sử, nó ngày càng khẳng định những giá trị lớn lao của mình. Việc đánh giá đầy đủ hơn những đóng góp của phong trào Thơ Mới về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật trong sự phát triển của văn chương ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đứng ở góc độ ngôn ngữ, việc nghiên cứu về đặc trưng từ vựng của Thơ Mới trong sự so sánh với thơ truyền thống (mảng thơ Nôm)(1) sẽ góp phần dựng lên bức tranh từ ngữ của hai giai đoạn thơ ca tiếng Việt và phác thảo lược đồ tiến trình phát triển của từ ngữ trong thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
    Cuốn sách nhằm cung cấp cho người nghiên cứu, dạy – học Văn học và Ngôn ngữ về đặc trưng từ vựng của Thơ Mới (1932 – 1945) qua việc so sánh với thơ truyền thống (thơ Nôm) để thấy được cuộc cách mạng trong thơ Việt Nam trên bình diện ngôn từ. Qua đó cũng nhằm khẳng định vai trò của phương pháp khảo sát định lượng trong việc nghiên cứu sự kiện ngôn từ trong các tác phẩm văn chương.
    • Đặc Trưng Từ Vựng Thơ Mới 1932-1945
    • NXB Giáo Dục 2013
    • Vũ Thị Ân
    • 252 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/121042
    https://drive.google.com/file/d/11xVEH-xMkeldSqxDed_MIFfSQ5N39FIb
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 10, 2022

Share This Page