Trong các tôn giáo chưa có tôn giáo nào lý luận cao siêu và kinh điển phong phú bằng Phật giáo. Cũng không gì khó khăn bằng khi chúng ta bắt tay nghiên cứu kinh điển của Phật giáo. Hơn ba mươi năm về trước, chính tôi đã từng theo dõi công việc ấy. Hồi đó bất cứ gặp một thứ kinh, luận nào tôi cũng đọc kỹ từ đầu đến cuối, nhưng tìm hiểu được nó là một điều rất khó khăn. Nếu đọc lại mà không hiểu, thì tôi cứ đọc nó đến ba bốn lần vẫn chưa chịu thôi. Chính tôi đã bị bâng khuâng ngơ ngác như thế hơn mấy mươi năm!... Chúng ta nghiên cứu Phật giáo sở dĩ khó khăn, cố nhiên là vì giáo lý cao sâu và kinh sách quá nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là vì từ trước chưa có loại sách khát quát toàn diện Phật giáo và ghi chép có hệ thống, khiến học giả phải bị ngơ ngác trước biển giáo lý mênh mông. Nếu muốn tìm hiểu phát nguyên của nó, thì họ không khỏi thở than khi trông thấy biển. Những bạn đồng cảm thấy khó khăn như tôi chắc không phải là số ít. Tôi nghĩ thế, nên không quản sự hèn kém của mình, cố gắng biên soạn loại sách nhập môn để cống hiến các bạn. Chẳng hạn như ngày trước tôi đã soạn và xuất bản những cuốn Phật học đại yếu và Phật giáo thiển đàm. Đại Cương Triết Học Phật Giáo NXB Huyền Trang 1958 Thích Đạo Quang 162 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/161oPmYJWEjJ0q-j4UPPX3JToZL6pRB48https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1