Đại Nam thực lục ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Tiền biên (Đại Nam Thực lục Tiền biên) hay Liệt thánh thực lục tiền biên (gồm 12 quyển) ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng trong từ Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777). Đại Nam thực lục chính biên (gồm 587 quyển) là phần thứ hai viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, nhưng là phần chủ yếu, của bộ biên niên sử viết bằng chữ Hán Đại Nam Thực lục. Đại Nam Thực lục Chính biên ghi chép các sự kiện lịch sử từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887), và sau này được viết thêm đến đời vua Khải Định (1925). Cả hai phần Tiền biên và Chính biên của bộ sử Đại Nam thực lục được soạn bắt đầu từ năm 1821 (năm Minh Mạng thứ hai), sau 88 năm đến năm 1909 mới cơ bản hoàn thành (gồm toàn bộ phần Tiền biên và 6 kỷ đầu phần Chính biên). Đại Nam Thực lục Chính biên được phân thành 8 phần (kỷ) Đại Nam Thực Lục Tập 01 NXB Sử Học 1962 Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đào Duy Anh Viện Sử Học 266 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/11gFFcCSv5zWRrwTsf788O021JCX0hRHyhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1