Trên phương diện sử liệu, Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên chứa đựng nhiều thông tin hay lạ có thể giúp những người đọc sách điều chỉnh nhận thức, giải tỏa thiên kiến trước nay về nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử. Chẳng hạn chi tiết Nguyễn Thân cho đào mộ Phan Đình Phùng “đốt xác, trộn tro với thuốc súng, bắn xuống sông Lam” mà trước nay nhiều người vẫn sao đi chép lại của nhau hoàn toàn là một câu chuyên hư cấu. Điều 0629 cho biết sở dĩ quân Pháp (không phải quân của Nguyễn Thân) đào mộ Phan Đình Phùng lên là nhằm khám nghiệm để xác nhận tử thi, và căn cứ vào dấu vết đặc biệt trên cơ thể ông (bàn tay phải có sáu ngón), họ đã xác định được đó đúng là Phan Đình Phùng, sau đó có lẽ đã ra lệnh cho gia đình làng xóm thiêu hóa để tránh gây ra những xáo trộn chính trị đồng thời cũng để giữ vệ sinh, nên mới có báo cáo thứ hai nói “nhận được tin quan một về đồn đòi họ hàng làng xóm lên khai, khám ra quả là xác tên giặc ấy đã được thiêu hóa”. Hay khác với một số giai thoại vẫn ca ngợi mỹ hóa Đào Tấn như một ông quan cương trực thanh liêm, viên Thượng thư bộ Công này đã dính vào một vụ tham ô tập thể “khai khống kinh phí, rút ruột công trình” hiếm có trong lịch sử triều Nguyễn mà hậu quả là tất cả đường quan thuộc quan trong bộ đều bị giáng cấp giải chức sạch sẽ chỉ còn một viên Thị lang sạch sẽ không dính líu gì nên chỉ bị giáng một cấp lưu, và sở dĩ Đào Tấn thoát được bản án “đánh trượng khổ sai hết mức” mà “hạ cánh an toàn” mang nguyên hàm về quê hưu trí là nhờ Toàn quyền Đông Dương Paul Beau can thiệp nói ông “từng được nước Pháp thưởng cấp bội tinh, nên cho về hưu” (điều 1258)!... Đại Nam Thực Lục Tập 15-Chính Biên Đệ Nhị Kỷ 11 Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Nguyễn Danh Chiến (dịch) NXB Khoa Học 1965 Viện Sử Học 402 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1YYBLSdTnGLiKKGk0BunnDZGmTpuN4r5vhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1